Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vai trò của hiệp hội trong xuất khẩu nông sản - Bài 2: Có nên “gác cổng”?

Về mặt lý thuyết, khi quốc gia chiếm phần lớn thị phần ngành hàng nào sẽ có tiếng nói quyết định đến ngành hàng đó, nhưng điều này chưa đúng với trường hợp của Việt Nam. Dù là quốc gia đứng vào tốp đầu xuất khẩu nông sản, trong đó có những mặt hàng chiếm hơn phân nửa lượng giao dịch thương mại thế giới như hồ tiêu (khoảng 50%), nhân điều (51%)… nhưng hầu như mặt hàng nông sản xuất khẩu nào của Việt Nam cũng đều bán giá thấp hơn quốc gia khác có cùng ngành hàng từ vài chục USD/tấn đến cả trăm USD/tấn.

Giá thấp không chỉ do chất lượng

Lý do tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá thấp hơn đều được cho rằng vì chất lượng chưa bằng các nước. Điều này đúng… một nửa. Vì việc tham gia xuất khẩu các mặt hàng nông sản của ta trong bối cảnh sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của đồng ruộng Việt Nam mà phải đảm bảo chất lượng theo quy định ngày càng nghiêm ngặt của các nước là điều cực kỳ nan giải. Vì vậy, việc tổ chức lại sản xuất là yêu cầu lâu dài để đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

 
Mít sấy khô, mặt hàng chế biến được ưa chuộng trên thế giới.

Lý do còn lại khiến hàng nông sản bị nhà nhập khẩu ép giá là vì doanh nghiệp (DN) chưa quen hợp tác, liên kết cho dù cùng trong một hiệp hội. DN hội viên chỉ tuân thủ khuyến cáo của hiệp hội nếu có lợi trước mắt, ngược lại thì... xé rào. Do đó, điều cần phải làm ngay chính là các DN phải thật sự đoàn kết và gắn bó lâu dài với hiệp hội để cùng bảo vệ quyền lợi lẫn nhau vì lợi ích lâu dài.

Hiện nay, tồn tại tình trạng bằng mặt mà chưa bằng lòng. Dù đã thống nhất giá cả để cùng thương thảo với khách hàng, nhưng vừa bước ra khỏi phòng họp là mạnh ai nấy làm. Hội viên dễ dàng phớt lờ hiệp hội nếu như việc thương thảo với đối tác có lợi cho riêng mình, mà ít chú ý đến lợi ích lâu dài hay gây bất lợi cho những hội viên khác.

Theo ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (VICOFA), DN nước ngoài luôn có sự hợp tác, phường hội để bảo vệ lợi ích cho nhau. DN Việt Nam có nhược điểm là giành bạn hàng bằng cách kéo giá xuống thay vì nâng cao chất lượng. Việc xuất khẩu nông sản bị ép giá không chỉ từng DN mất mà đó còn là cái mất của cả nền kinh tế. Đó mới là cái mất lớn hơn.

Quyền - đến đâu là đủ?

Chỉ riêng về lĩnh vực nông sản, trong số các hiệp hội ngành nghề, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) là tổ chức có nhiều quyền nhất đúng theo hướng mà tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) đề xuất (đã nêu trong bài 1).

Theo xu hướng của thế giới, trong bối cảnh hội nhập, hạn chế tác động của nhà nước vào việc kinh doanh của DN thì hiệp hội càng đóng vai trò quan trọng hơn. Hiệp hội sẽ là nơi có những chủ trương hay quyết sách đề xuất với Chính phủ để đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng tham gia vào chuỗi ngành hàng đó.

VFA có được điều này cũng là do đây là mặt hàng quá nhạy cảm đối với hầu hết mọi người. Lúa gạo liên quan không chỉ đến bà con nông dân mà còn phải đảm bảo cái ăn cho toàn xã hội (an ninh lương thực). Theo ông Nguyễn Thọ Trí, Phó Chủ tịch VFA, VFA là một thành viên tham gia điều hành xuất khẩu gạo với vai trò như người “gác cổng” phục vụ cho quản lý vĩ mô của Chính phủ, VFA tổ chức đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo và thống kê báo cáo cho các bộ ngành trung ương định kỳ (hoặc đột xuất theo yêu cầu) làm cơ sở cho các cơ quan này phân tích đánh giá để kịp thời tham mưu cho Chính phủ trong điều hành chung của cả nước.

Việc công bố giá sàn hướng dẫn là nhằm giúp các DN có cơ sở giá đàm phán và không bị thương nhân nước ngoài ép giá. DN nào muốn xuất khẩu gạo phải đảm bảo không bán dưới giá sàn và được sự đồng ý của VFA. Thế nhưng, thời gian qua, không phải lúc nào VFA cũng được tất cả DN và dư luận đồng tình vì những quan điểm khác nhau. VFA bị chỉ trích khá nhiều về cách điều hành này khi có người cho rằng, đây thực chất là trở lại cơ chế “xin-cho”.

Cần tham khảo mô hình của các nước làm tốt

Vậy hiệp hội sẽ phải đi theo hướng nào để thể hiện tốt vai trò và nhiệm vụ? Nếu hiệp hội không thực quyền như không ít các hiệp hội nông sản thì không chỉ DN mà cả ngành hàng đó, đặc biệt là bà con nông dân sẽ bị thiệt thòi, điển hình là mặt hàng cá tra.

Nhưng thực quyền “như VFA” chưa hẳn đã tốt. Những gì đã diễn ra thời gian qua ở các hiệp hội cho thấy đây là một quá trình cần phải tiếp tục sửa đổi để hoàn thiện. Trong đó cần tham khảo nhiều nước làm tốt hơn như mô hình gạo của Thái Lan, cà phê của Brazil, hạt điều của Ấn Độ, cá hồi của Na Uy…

Nhưng như nhiều ý kiến của DN tại buổi hội thảo góp ý về dự thảo nghị định xuất khẩu gạo do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuối tuần qua ở TPHCM, cần phải nâng cao vai trò của hiệp hội nhiều hơn.

(Theo CÔNG PHIÊN // SGGP online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Giá cả leo thang: "Trăm dâu" đổ đầu... tỉ giá!
  • Hạn chế nhập siêu chỉ là giải pháp tình thế
  • Xăng dầu khó giảm giá thời điểm này
  • Gia tăng cơ hội, mở rộng giao thương
  • Thị trường mới nổi với tiềm lực thương mại khổng lồ
  • Lòng tin người tiêu dùng toàn cầu đã phục hồi
  • Xuất khẩu tăng trưởng âm
  • Kim ngạch xuất khẩu hải sản đạt thấp: Vì sao?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo