Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bước tiến điều hành xuất nhập khẩu

Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, tuy chưa đạt kế hoạch đề ra nhưng có thể khẳng định công tác điều hành xuất nhập khẩu năm 2009 có bước tiến đáng khích lệ. Thể hiện ở mức giảm sút kim ngạch xuất khẩu thấp so nhiều vùng trong khu vực và kiểm soát hiệu quả nhập khẩu, hạn chế nhập siêu.

Giá hàng hóa sụt giảm mạnh làm giảm kim ngạch xuất khẩu

Trong năm 2009, thị trường xuất khẩu nước ta chịu nhiều tác động tiêu cực. Ðó là, do kinh tế thế giới suy thoái, các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, châu Á - Thái Bình Dương đều giảm tiêu dùng, kéo theo giảm đơn hàng. Giá xuất khẩu các mặt hàng đều giảm sâu. Trong 11 tháng, giá bình quân hàng nông sản giảm làm cho xuất khẩu nhóm hàng này giảm 8,6%,  trị giá xuất khẩu dầu thô giảm 41,7%, than đá giảm 11,3%... Một số nước vẫn có nhu cầu tiêu dùng nhưng bị cắt giảm tín dụng từ các nước cung cấp tín dụng. Do cắt giảm tiêu dùng từ nhập khẩu, các nước có xu hướng quay về khai thác tiêu dùng nội địa, làm cho hàng nước ngoài trong đó có hàng  xuất khẩu Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt tại thị trường nước đó. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch xuất hiện dưới nhiều hình thức, nhiều rào cản kỹ thuật được dựng lên. Vì vậy, đối với Việt Nam dù hầu hết mặt hàng xuất khẩu đều tăng về lượng nhưng không bù nổi sự giảm giá, kéo kim ngạch xuất khẩu giảm theo. Cụ thể, nhóm hàng nông sản và thủy sản giảm 1,05 tỷ USD (trong đó giảm do giá 2,48 tỷ USD nhưng chỉ tăng do lượng 1,53 tỷ USD). Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm 4,52 tỷ USD (giảm do giá 5,46 tỷ USD, tăng về lượng 939 triệu USD)...

Theo dự kiến, xuất khẩu năm 2009 đạt khoảng 56,5 tỷ USD, giảm 9,9% so năm 2008. Muốn vậy, xuất khẩu tháng 12 cần đạt 5,1 tỷ USD. Theo Bộ Công thương, mục tiêu này có khả năng đạt được do cơ cấu hàng xuất khẩu cả nước đang diễn biến theo hướng tích cực. Ðó là, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đang tăng dần qua các tháng: tháng 6 tăng 8,1% so tháng 5, tháng 9 tăng 3,5% so tháng 8, tháng 10 tăng 10,6% so tháng 9. Giá nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng so đầu quý II: Dầu thô tăng 52,6%, than đá tăng 19,8%, hạt tiêu tăng 35,9%, hạt điều tăng 24,8%... Một số mặt hàng vào mùa thu hoạch  như thủy sản, cao-su, cà-phê... Xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính tăng mạnh do Tập đoàn Samsung bắt đầu xuất khẩu mạnh mặt hàng này từ tháng 10.

Có thể nói, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 giảm 9,9% so năm 2008 là kết quả khả quan, trong bối cảnh  mặt bằng giá thế giới đã trở về mức cũ, không còn cao như nửa đầu năm 2008 là khi bắt đầu khủng hoảng. Ðây là kết quả nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp (DN) dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, nỗ lực của các bộ, ngành, tác động tích cực của các gói kích thích kinh tế... Mức giảm sút kim ngạch xuất khẩu 9,9% là thấp so với nhiều nước trong khu vực (có dự đoán cho rằng mức giảm sút của Trung Quốc là hơn 20%, Nhật Bản gần 30%...).

Bên cạnh các giải pháp vĩ mô của Chính phủ, kết quả này cũng  ghi nhận những giải pháp cụ thể của ngành công thương trong điều hành xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói riêng của năm 2009. Trên cơ sở nắm bắt, theo dõi sát tình hình, biến động thị trường thế giới khi có dấu hiệu khủng hoảng đã sớm đề xuất với Chính phủ từ cuối quý III-2008. Từ đó, ngay từ đầu năm 2009 thực hiện một loạt xử lý kỹ thuật  rất thiết thực. Có thể kể ra việc Bộ Công thương đã tiến hành thông tin rộng rãi và tổ chức nhiều lớp tập huấn tại nhiều địa phương cho các DN nhằm tận dụng mức cao nhất những ưu đãi do các hiệp định khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương nước ta đã ký để đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy sớm việc ký các hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN với nhiều nước. Trong khuôn khổ WTO, hỗ trợ DN chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, thay đổi công nghệ, tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm để được hưởng các ưu đãi về xuất xứ. Phối hợp các hiệp hội ngành hàng, các địa phương xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực ít chịu tác động của khủng hoảng. Ðẩy mạnh hỗ trợ xúc tiến thương mại thị trường trong nước, tạo điều kiện phát triển hệ thống phân phối giúp DN xuất khẩu đứng vững trên thị trường trong nước...

Kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu

Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động trực tiếp đến kinh tế nước ta. Các nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu, đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, khách du lịch quốc tế, kiều hối... đều giảm, gây ảnh hưởng lớn  cán cân thanh toán tổng thể, đôi lúc căng thẳng, gây áp lực lên tỷ giá hối đoái. Tuy vậy, hoạt động nhập khẩu năm 2009 được kiểm soát tốt, bảo đảm được những cân đối lớn, đáp ứng nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu cho sản xuất trong nước và phục vụ xuất khẩu. Tiến độ nhập khẩu được kiểm soát, hạn chế tình trạng nhập nguyên liệu, vật tư dự trữ quá mức mang tính đầu cơ như đã xảy ra với một số mặt hàng như thép xây dựng, phân bón... năm trước. Bộ Công thương thống kê, trong 11 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu cả nước khoảng 61,6 tỷ USD, giảm 17,9% so cùng kỳ năm 2008. Trong đó, giá trị nhập khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu 51 tỷ USD, giảm 17,1% so cùng kỳ năm 2008 và chiếm tỷ trọng 82,3% kim ngạch nhập khẩu. Do giá nhiều mặt hàng giảm sâu, cho nên kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này giảm 10,5 tỷ USD so cùng kỳ (giảm do giá 14,2 tỷ USD và giảm do lượng 3,7 tỷ USD). Nhóm hàng cần kiểm soát đạt 5,17 tỷ USD, giảm 37,3% so cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 8,9% kim ngạch nhập khẩu.

Nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu đạt 5,45 tỷ USD, tăng 2,3% so cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 8,8% kim ngạch nhập khẩu. Trong vài tháng gần đây, nhập khẩu hàng tiêu dùng có tốc độ tăng hơn, trong 11 tháng tăng 7,6% so cùng kỳ năm 2008 (thấp hơn nhiều mức tăng tương ứng cùng kỳ năm 2008 so 2007 là 51,5%).

Nhu cầu nhập khẩu trong tháng cuối năm thường tăng cao theo quy luật (trừ năm 2008 do khủng hoảng). Kinh tế nước ta đang dần ổn định, các gói kích thích kinh tế đang phát huy tác dụng, dẫn đến tăng nhu cầu nhập khẩu vật tư nguyên liệu. Các DN tận dụng cơ hội từ chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ mua sắm máy móc, thiết bị  từ bên ngoài, đồng thời tận dụng cơ hội giá rẻ từ thị trường thế giới mua công nghệ, vật liệu phục vụ sản xuất giai đoạn sau, đón chờ cơ hội phục hồi kinh tế thế giới. Nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng vào cuối năm, Nhà nước cho phép nhập khẩu vàng để bình ổn thị trường vàng... Do vậy, Bộ Công thương dự báo nhập khẩu cả năm 2009  vượt 68 tỷ USD, nhập siêu hơn 11,5 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu khoảng 20,2% (tỷ lệ này năm 2008 là 28,5% và năm 2007 là 29%).

Căn cứ trên tỷ lệ nhập khẩu nhóm hàng cần thiết (khoảng hơn 80%), nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu (hơn 10%) và nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu (dưới 10%) cùng với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu (20,2%) cho phép đánh giá năm 2009 chúng ta kiểm soát được nhập khẩu, kiềm chế được nhập siêu ở mức phù hợp. Nước ta, như nhiều nước đang phát triển, đang quá trình CNH, HÐH luôn cần giữ mức nhập siêu hợp lý do phải nhập khẩu thiết bị, máy móc cho nhu cầu trong nước và do đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều ngành sản xuất trong nước đang xây dựng chưa đủ khả năng sản xuất hàng thay thế nhập khẩu. Nhiều ngành công nghiệp dựa trên gia công, chế biến cần nhập khẩu nguyên, phụ liệu. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế luôn đi cùng việc mở cửa thị trường, cắt giảm thuế, tự do thương mại. Có thể khẳng định năm 2009, nền kinh tế Việt Nam có cán cân thương mại theo hướng lành mạnh, tạo tiền đề tốt cho những năm tới.

(Nhân Dân)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Viết tiếp về vai trò hiệp hội trong xuất khẩu nông sản: Nhà nước hay hiệp hội?
  • Vai trò của hiệp hội trong xuất khẩu nông sản - Bài 1: Khuyến cáo hay thực quyền?
  • Vai trò của hiệp hội trong xuất khẩu nông sản - Bài 2: Có nên “gác cổng”?
  • Giá cả leo thang: "Trăm dâu" đổ đầu... tỉ giá!
  • Hạn chế nhập siêu chỉ là giải pháp tình thế
  • Xăng dầu khó giảm giá thời điểm này
  • Gia tăng cơ hội, mở rộng giao thương
  • Thị trường mới nổi với tiềm lực thương mại khổng lồ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo