Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường bán lẻ năm 2009: Không “nóng” như... dự báo!

Theo lộ trình tự do hóa thương mại đã cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 1-1-2009 là thời điểm Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp (DN) 100% vốn nước ngoài tham gia thị trường bán lẻ (TTBL).


Tuy nhiên, trái với dự đoán của nhiều người, gần 5 tháng trôi qua, khu vực này vẫn “yên ắng” và người tiêu dùng chưa thấy một sự thay đổi cũng như tận hưởng một lợi ích cạnh tranh nào!



Nguội lạnh mặt bằng cho thuê...


Được đánh giá là TTBL sôi động nhất cả nước, TP.HCM có tổng diện tích mặt bằng bán lẻ gần 210.323m2 rải rác tại 17 trung tâm thương mại và các trung tâm thương mại tổng hợp. Khảo sát cho thấy, tỷ lệ cho thuê trung bình tại đây đạt hơn 90% nhưng hiện giá thuê địa điểm kinh doanh đã bắt đầu có tín hiệu sụt giảm. Ông Richard Leech, Giám đốc điều hành một trong những công ty tư vấn và quản lý bất động sản nổi tiếng (CB Richard Ellis Việt Nam), cho biết trong 3 năm tới dự kiến TP.HCM sẽ có khoảng 350.000m2 sàn mặt bằng bán lẻ sẽ đưa vào sử dụng. “Với tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, cung sẽ vượt cầu  không biết giá sẽ còn xuống đến cỡ nào”, ông Richard Leech lo lắng.


Hiện mức giá thuê cao nhất trong khu trung tâm thành phố bình quân 250 USD/m2/tháng và thấp nhất là những khu vực ngoài trung tâm có giá từ 30 -40 USD/m2/tháng. “Điều đáng ngại là khách hàng không còn ưa chuộng khu vực giá thuê đắt đỏ mà có xu hướng chọn những nơi có giá rẻ hơn ở những khu vực xa trung tâm, có diện tích sàn lớn”, ông Richard Leech nói thêm. Các tháng qua, giá thuê tại những khu vực đắt địa, trung tâm thành phố chỉ giảm nhẹ nhưng dễ nhận thấy nhất là giá thuê các trung tâm thương mại ngoài trung tâm đã giảm từ 7 - 10%.


Nắm bắt cơ hội TTBL đang đi xuống, nhiều khách hàng bắt đầu “làm giá” với bên cho thuê. Theo ông Trần Kim Chung, Chủ tịch Tập đoàn CT.Group, hiện nhiều DN kinh doanh mặt bằng cho thuê bán lẻ đã chủ động đưa ra các điều khoản, ưu đãi hấp dẫn, như: miễn phí bảng hiệu, miễn phí đậu xe, giảm một phần chi phí thuê... nhưng vẫn chưa làm hài lòng khách hàng. Kinh tế suy thoái, người dân thắt chặt chi tiêu đã khiến cho khu vực bán lẻ không còn sôi động như các năm trước. Khó khăn chung, nhiều DN không còn mạnh dạn mạo hiểm đầu tư mà có xu hướng co cụm lại tinh giản tối đa chi phí đã góp phần đưa bức tranh TTBL thêm đìu hiu hơn.


Thiếu vắng  nhà đầu tư mới!


Năm 2009, các chuyên gia kinh tế dự báo tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ đạt 5%, thấp hơn 1,2% so với năm 2008. 4 tháng đầu năm 2009, cả nước thu hút hơn 6,4 tỷ USD vốn FDI và điều đáng quan tâm là có tới 91% vốn vẫn “chảy” vào thị trường bất động sản. “Khủng hoảng kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài chưa xâm nhập thị trường nước ta ngay mà còn bận lo giải quyết việc kinh doanh của đơn vị mình cũng như những chi nhánh sẵn có. Với lại họ còn phải điều nghiên lại chủ trương, chính sách, nguồn vốn... cân nhắc trước khi quyết định đầu tư mới. Nhiều nhà đầu tư có ý định trước kia đã tạm dừng đợi chờ những động thái của thị trường mới”, ông Chung giải thích.


Việt Nam đã bắt đầu mở cửa cho TTBL ngay sau khi chính thức trở thành thành viên của WTO vào tháng 1-2007. Sau thời điểm tháng 1-2009, thực tế các nhà đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh thêm các mặt hàng vốn bị hạn chế trước đây. Nhìn xa hơn, 2 năm qua không có một DN bán lẻ mới nào được cấp quyền kinh doanh và chỉ có một số tập đoàn đã kinh doanh từ trước như Big C, Metro... là đăng ký phát triển thêm chi nhánh. Nhiều chuyên gia trong ngành khẳng định, năm 2009 Việt Nam sẽ không có thêm nhà đầu tư nước ngoài nào đăng ký kinh doanh và TTBL vẫn thuộc về các gương mặt cũ với không khí trầm lắng hơn.


Năm 2008, Việt Nam xếp hạng 63/67 quốc gia có khai trương các cửa hàng bán lẻ mới do nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh. Nghiên cứu của CBRE về các nhà bán lẻ quốc tế cho thấy, 3/5 cửa hàng mới khai trương năm qua thuộc dạng sang trọng. “Thực tế TTBL không nóng là tín hiệu không vui đối với các nhà hoạch định chính sách vì ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách kích thích tiêu dùng của người dân. Nhưng đây sẽ là cơ hội để DN trong nước tận dụng cơ cấu lại công việc làm ăn, mở rộng liên doanh liên kết... chiếm lĩnh tốt thị trường tốt hơn trước khi quá muộn”, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Hoàng Thọ Xuân khẳng định.


Hiện có 5 tập đoàn bán lẻ nước ngoài quy mô lớn đang hoạt động tại Việt Nam, gồm: Metro đăng ký kinh doanh theo hình thức bán buôn nhưng thực ra hoạt động phần lớn là bán lẻ; Big C hoạt động theo hình thức bách hóa tổng hợp; Parkson có mô hình bán hàng bách hóa chuyên về hàng công nghiệp; Lotte kinh doanh cả siêu thị lẫn gian hàng; Louis Vuiton chỉ bán sản phẩm mang thương hiệu của họ.

(Theo Bộ Công Thương)

Bài thuộc chuyên đề: 01/01/2009 Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường đồ chơi trẻ em: Hàng Trung Quốc "bao sân"!
  • EU - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
  • Giao thương với Trung Quốc: “Giảm nhập siêu không phải bằng cách giảm nhập khẩu”
  • Xuất khẩu giảm - Các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu
  • Thị trường đồ chơi tăng trưởng trong suy thoái
  • Xuất khẩu cao su, thủy sản sang Trung Quốc gặp khó
  • Để chống hàng giả, hàng nhái
  • Đánh giá tác động của FTA ASEAN - EU tới một số ngành của Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo