Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường đồ chơi trẻ em: Hàng Trung Quốc "bao sân"!

Hiện nay, nhiều loại đồ chơi bày bán trên thị trường chủ yếu được chế tạo từ các loại hạt nhựa bình thường, không quá khó làm.Thế nhưng, các nhà sản xuất trong nước đã không thể cạnh tranh với "đại gia" Trung Quốc về lĩnh vực này.

 

* Nhà sản xuất trong nước... chào thua!

 

Để chống suy giảm kinh tế, Chính phủ đang khuyến khích người tiêu dùng mua sắm hàng hóa trong nước sản xuất nhằm kích cầu hàng nội địa. Thế nhưng, với sản phẩm đồ chơi trẻ em thì người tiêu dùng có muốn ưu tiên hàng nội cũng khó, vì thị trường gần như chỉ bán các loại đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc! Chị Xuyến, chủ cửa hàng Mẹ và Bé C.C trên đường Phạm Văn Thuận, cho biết: "Thị trường đồ chơi có nhiều cấp. Cao cấp nhất là hàng từ Mỹ, châu Âu, Nhật... chất lượng tốt nhưng giá rất cao nên ít ai lấy về bán. Đồ chơi Việt Nam tuy chất lượng cũng khá ổn nhưng rất ít mẫu mã để lựa chọn và cập nhật hàng mới chậm nên người tiêu dùng cũng không chuộng. Hiện tại, hàng Trung Quốc vẫn "bao sân" với giá cả trung bình và mẫu mã, màu sắc liên tục cập nhật". Chủ cửa hàng đồ chơi T.T.N trên đường Võ Thị Sáu cũng nhận định: "Khoảng 98% đồ chơi bán trên thị trường là hàng Trung Quốc. Hàng Việt Nam chỉ dừng lại ở vài mẫu xe đẩy, xe hơi, hình thú, búp bê... rất đơn giản, so về kỹ thuật thì chưa bằng hàng Trung Quốc, dù giá cả cũng xấp xỉ như nhau. Kể cả trong phân phối, đồ chơi Trung Quốc cũng nhanh chân hơn, vì hàng tuần đều có người đến tận cửa hàng chào mời các mẫu đồ chơi mới nhập từ Trung Quốc với chiết khấu cao và cho nợ gối đầu tiền hàng; trong khi muốn lấy hàng Việt phải biết đến đúng chỗ, đúng nơi. Chưa kể, hàng Việt Nam giá còn cao và mẫu mã không phong phú".

 

 

Khó có thể nói đồ chơi Trung Quốc có chất lượng và tác dụng tốt cho trẻ em. Khảo sát thị trường cho thấy, đa phần đồ chơi Trung Quốc có giá dưới 100.000 đồng (chiếm phần lớn trên thị trường) đều là các mẫu đồ chơi có độ tinh xảo không cao, mau hư, song lại bắt mắt, dễ sử dụng, mẫu mã vô cùng phong phú, có nhiều hàng "độc"... Đó là lý do chính khiến hàng Trung Quốc bán chạy, cho dù đã có rất nhiều khuyến cáo từ các vụ tai tiếng của đồ chơi Trung Quốc như thú nhồi bông có formaldehit (chất độc có thể gây ngộ độc cấp tính), búp bê có keo độc, đồ chơi quét sơn có nồng độ chì cao...

 

* Đồ chơi bị cấm: cần là có

 

Trong danh mục hàng hóa cấm kinh doanh buôn bán trên thị trường do Chính phủ quy định từ năm 1999, thì các loại đồ chơi mô phỏng nhiều loại vũ khí như súng, kiếm... đều không được bán vì có thể kích thích tính bạo lực và gây nguy hiểm cho trẻ em.

 

Nhìn bề ngoài, quy định này dường như được các cửa hàng đồ chơi chấp hành nghiêm chỉnh vì hiếm thấy các cửa hàng này bày bán các loại súng, kiếm nhựa hoặc các đồ chơi có tính bạo lực như bộ xương người, siêu nhân mang băng đạn, súng bắn nước, lưỡi lê... Tuy nhiên, trong một vài cửa hàng đồ chơi tại chợ Biên Hòa, chợ Tam Hiệp và một số chợ tự phát khác thì dạng đồ chơi này vẫn được nhập về, bán một cách nửa lén lút, nửa công khai. Chị H., một người bán đồ chơi ở chợ Tam Hòa, đưa ra khoe một vài mẫu súng, kiếm nhựa và nói với chúng tôi: "Đồ chơi này không cho bán đâu, em muốn có mẫu mới thì tuần sau quay lại, chị sẽ lấy hàng về cho xem". Theo giới thiệu của chị, người mua hàng có nhu cầu với những đồ chơi bạo lực tinh xảo hơn như súng bắn đạn nhựa, kiếm phát quang... với giá từ 50.000 - 100.000 đồng thì chỉ cần đặt hàng, mua bao nhiêu cũng có. Trong cửa hàng đồ chơi của chị T. ở chợ Biên Hòa có  súng nhựa và kiếm nhựa dạng đơn giản được bày bán công khai. Riêng các loại súng phản quang loại nhỏ thường đi kèm với các mẫu đồ chơi siêu nhân, nằm gọn trong một vỉ đồ chơi với giá khoảng 50.000 - 70.000 đồng/vỉ. Tuy nhiên, khi một gia đình dẫn cậu con trai khoảng 4 tuổi ghé cửa hàng vào sáng 29-5, cậu bé nằng nặc đòi mua các khẩu súng lớn để "bắn cho đã" thì ngay lập tức, người bán lấy ra một túi ny-lông màu đen lớn, bên trong chứa hàng chục khẩu súng làm y như thật để cho cậu bé chọn lựa! Các khẩu súng này có giá từ 60.000 đồng đến trên 100.000 đồng/khẩu. Người bán giãi bày: "Đồ chơi dạng này bán chạy lắm, nhưng phải bán... lén vì trong quy định cấm không được kinh doanh, hở ra là bị bắt liền. Vậy nên, khi nào khách có nhu cầu tôi mới mang ra cho lựa".

 

 Có thể nói, bằng nhiều cách, đồ chơi trẻ em có tính bạo lực, có thể gây nguy hiểm vẫn mua được dễ dàng trên thị trường, qua mặt các cơ quan chức năng và đến với trẻ em qua sự "thông đồng" của các bậc phụ huynh.

(Theo Báo Đồng Nai)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • EU - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
  • Giao thương với Trung Quốc: “Giảm nhập siêu không phải bằng cách giảm nhập khẩu”
  • Xuất khẩu giảm - Các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu
  • Thị trường đồ chơi tăng trưởng trong suy thoái
  • Xuất khẩu cao su, thủy sản sang Trung Quốc gặp khó
  • Để chống hàng giả, hàng nhái
  • Đánh giá tác động của FTA ASEAN - EU tới một số ngành của Việt Nam
  • DN ô tô xin giảm thuế: Vì sao Bộ Tài chính lắc đầu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo