Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cạnh tranh lành mạnh

Năm 2008 được đánh giá là năm thành công trong xuất khẩu thủy sản với kim ngạch đạt 4,5 tỷ USD, trong đó con cá tra đóng vai trò quan trọng và tăng mạnh nhất (trên 48%) với gần 1,5 tỷ USD. Hiện nay, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 140 nước trên thế giới và gần như giữ vai trò độc quyền trong xuất khẩu.

 

Tuy nhiên, mặc dù có thế mạnh đó nhưng năm 2008 là năm người nuôi cá tra vô cùng khốn đốn. Khủng hoảng thừa nguyên liệu cá tra kéo dài hết đợt này đến đợt khác do sự phát triển tràn lan, tự phát, không gắn vùng nguyên liệu với các nhà máy chế biến... đã vắt kiệt sức người nuôi cá. Hiện nay, gần 50% diện tích nuôi cá tra bị "treo" ao do người nuôi cạn vốn khiến 6 tháng đầu năm 2009 có thể thiếu cá nguyên liệu làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

 

Một câu hỏi được đặt ra, vì sao nước ta gần như độc quyền trong xuất khẩu cá tra, kim ngạch xuất khẩu khá lớn nhưng người nuôi cá tra lại điêu đứng? Có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp xuất khẩu vì quyền lợi riêng mà cạnh tranh không lành mạnh, tự hạ giá bán, nâng cao tỷ lệ mạ băng... để giành khách hàng thay cho việc cùng ngồi lại thống nhất giá bán. Không những thế, số doanh nghiệp xây dựng được vùng nguyên liệu, hợp tác cùng người nuôi cá chỉ chiếm không quá một phần ba, số còn lại là mua bán cá tra nguyên liệu tự do, gây lộn xộn trên thị trường...

 

Được biết, gần đây 5 nhà nhập khẩu cá tra lớn của Nga đã cùng thống nhất giá mua. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chế biến, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trong nước cần liên kết với nhau để tổ chức lại thị trường, bảo vệ lẫn nhau và bảo vệ hình ảnh con cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đã đến lúc phải quan tâm đến việc phân chia lợi nhuận trong quy trình từ sản xuất đến chế biến và xuất khẩu để các bên cùng sống khỏe và phát triển ổn định. 

( Theo báo điện tử Hà Nội mới)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Làm gì để cải thiện chỉ số PCI, nâng cao năng lực cạnh tranh?
  • Chuyện giỏ trứng và ao nhà
  • Lường trước khó khăn
  • Xuất khẩu: Kẻ sốt vó, người ung dung
  • Kích cầu tiêu dùng thị trường nội địa
  • Xuất khẩu gạo Thái Lan khó đạt kế hoạch 2009
  • Thị trường XNK năm 2009: Đặc biệt quan tâm tới “sân nhà”
  • 8 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của ngành nông nghiệp năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo