Ngay sau chuyến đưa hơn 20 doanh nghiệp sang Myanmar từ ngày 10 đến 14/8/2010, bà Ngọc Linh, đại diện Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) cho biết, các doanh nghiệp tham gia chuyến khảo sát này đều có quy mô sản xuất lớn, dây chuyền công nghệ hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, nên có nhiều thuận lợi khi đàm phán cung cấp một lượng lớn hàng hoá sang Myanmar.
Theo bà LinhMyanmar là một thị trường đang mở rộng cửa với doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến, thuốc chữa bệnh… Hơn nữa, với chính sách mở cửa, Chính phủ Myanmar cũng đang có nhiều cơ chế thuận lợi nhằm thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu từ Việt Nam. Người tiêu dùng Myanmar lại không đòi hỏi quá cầu kỳ về các chi tiết trên sản phẩm, nên về cơ bản, hàng hoá do Việt Nam sản xuất có thể dễ dàng đáp ứng thị hiếu người dân Myanmar
Tại Myanmar, sản xuất nội địa mới chỉ đáp ứng chưa đầy 20% nhu cầu hàng hoá trong nước, nên phần lớn hàng hóa trên thị trường đều là hàng nhập khẩu. Hàng hóa Trung Quốc và Thái Lan thâm nhập mạnh thị trường này, nhưng chủ yếu là hàng có chất lượng không cao. Bởi vậy, ông Chu Công Phùng, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar cho rằng, hàng hóa Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập sâu thị trường này.
Tuy nhiên, bà Linh cho rằng, khi xuất khẩu hàng hoá sang Myanmar, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc thường có giá rẻ hơn 20-25%. Trong khi đó, đại đa số người dân Myanmar có thói quen tiêu dùng hàng giá rẻ. Trong bối cảnh đó, áp lực của doanh nghiệp là phải tạo dựng được chỗ đứng, xây dựng thói quen tiêu dùng hàng “made in Vietnam” tại Myanmar
Bà Linh còn khuyến cáo, khi thâm nhập thị trường này, doanh nghiệp phải kiên trì, chịu khó nghiên cứu, khảo sát thị trường và nên hợp tác với các đối tác Myanmar trong việc mở rộng quan hệ, xử lý các thủ tục hành chính, nghiên cứu thị trường....
Có mặt tại Myanmar từ 3 năm nay, sản phẩm của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (DHG Pharma) hiện đã trở nên quen thuộc của người dân nước này. Với kinh nghiệm của người phụ trách công tác xuất khẩu của DHG Pharma, bà Hải Yến (Phòng Marketing) cho rằng, để hướng tới làm ăn lâu dài tại Myanmar, mỗi doanh nghiệp nên tìm một đối tác phân phối. Ngoài ra, điều cần lưu ý hơn cả là, các thủ tục đưa hàng hoá vào Myanmar khá rườm rà, việc thanh toán khó khăn.
Theo đại diện Công ty Nhôm Inox Kim Hằng (TP.HCM), doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng cơ khí tiêu dùng và các sản phẩm từ nhôm nhựa, đã có chỗ đứng tại thị trường Myanmar từ 5 năm nay, để được thị trường Myanmar chấp nhận, ngoài tiêu chí chất lượng, sản phẩm phải cạnh tranh được về giá.
(Theo Thế Hải // Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com