Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ cấu hàng xuất khẩu còn đơn điệu

Doanh nghiệp đang rất khó đẩy mạnh xuất khẩu, do cơ cấu hàng xuất khẩu đơn điệu và khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn hạn chế. Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu thì “không thể không nhập”, nên việc giảm nhập siêu luôn là bài toán hóc búa.
 
“Các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc đang xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu là máy tính và linh kiện điện tử. Tuy nhiên, điều đáng nói là các doanh nghiệp này nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc tới hơn90%. Nếu so sánh, điện thoại Samsung mà doanh nghiệp Hàn Quốc sản xuất tại Trung Quốc sử dụng tới 95% linh kiện do các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất, thì có thể thấy, cơ cấu và khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam rất hạn chế”, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên nêu vấn đề tại cuộc gặp các tham tán thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương vừa tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội.

Vấn đề hạn chế nhập siêu là một trong những nội dung quan trọng được đặt ra trong cuộc họp nói trên. Các tham thán thương mại tham dự cuộc họp đều có chung nhận xét rằng, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chậm thay đổi là một trong những nguyên nhân chính khiến khả năng khai thác các thị trường xuất khẩu của Việt Nam chưa tốt. Điều này làm cho các doanh nghiệp khó tăng mạnh xuất khẩu, dù nhiều thị trường có cơ hội.

“Nhật Bản hiện nhập khẩu trên 330 tỷ USD hàng hóa mỗi năm, trong khi tỷ trọng hàng Việt Nam tại thị trường này chỉ là 1,2%. Việt Nam mới được Nhật Bản biết tới với mặt hàng thủy sản, gia công dệt may, than đá, dầu thô, mây tre, gốm sứ… - những mặt hàng khá quen thuộc và hầu như không có sự thay đổi trong nhiều năm qua. Trong khi đó, các nước xuất khẩu vào Nhật Bản đã thay đổi mạnh mẽ cơ cấu hàng hóa để khai thác tốt dung lượng của thị trường lớn này”, ông Vũ Văn Trung, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản nói.

Ông Trung nhận xét rằng, để tăng xuất khẩu một cách bền vững, doanh nghiệp Việt Nam cần nghĩ tới phương án sản xuất ra nhiều chủng loại hàng hóa hơn nữa và phải thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu, trong đó, hàng công nghiệp chế biến cần được chú ý nhiều hơn.

Tương tự, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc trong thời gian tới cũng là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp và cơ quan quản lý. “Ngay với nông sản - mặt hàng có lợi thế của Việt Nam, để đẩy mạnh xuất khẩu vào Hàn Quốc cũng  không hề đơn giản, do các chính sách của nước này. Hiện nay, Việt Nam và Hàn Quốc chưa có hiệp định kiểm dịch chung, mà Hàn Quốc mới chấp nhận ký hiệp định với từng loại hoa quả. Nếu mọi việc diễn ra theo kế hoạch, sau tháng 9/2010, chúng ta có khả năng đưa được thanh long vào thị trường này thuận lợi hơn”, ông Lê An Hải, Tham tán thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết.

Chuyên gia này cũng khẳng định, việc tăng xuất khẩu sang Hàn Quốc phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và sự quyết tâm của doanh nghiệp.

Thời điểm này, kiểm soát nhập siêu đang là vấn đề được quan tâm. Theo phân tích của Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, trong 5 tháng còn lại, Việt Nam chỉ còn được phép nhập siêu 6,2 tỷ USD nữa để đảm bảo chỉ tiêu nhập siêu không vượt quá 13,4 tỷ USD mà Chính phủ giao. Bên cạnh các giải pháp hạn chế nhập khẩu, thì việc đẩy mạnh xuất khẩu nhằm giảm chênh lệch cán cân xuất - nhập được Bộ Công thương bàn thảo nhiều lần. Song theo phân tích của các tham tán thương mại, với cơ cấu hàng hóa xuất khẩu như hiện tại, Việt Nam khó có thể tạo sự phát triển đột biến trong xuất khẩu.

Tuy nhiên, có một giải pháp mà nhiều tham tán thương mại nhắc tới là, doanh nghiệp có thể thông qua các chương trình xúc tiến thương mại để tăng cường sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam tại các thị trường nước ngoài.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Tham tán thương mại Việt Nam tại New Zealand, chất lượng các đoàn tham gia chương trình xúc tiến thương mại cần được đặc biệt chú ý, bởi sự hiện diện của các doanh nghiệp tại thị trường xuất khẩu là vô cùng quan trọng. Minh họa cho điều này, ông Vũ Văn Trung cho biết, ở Nhật Bản, số doanh nghiệp Việt Nam có đại diện thương mại mới đếm trên đầu ngón tay, nên hầu như người Nhật chưa có ấn tượng về các sản phẩm của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cho rằng, bên cạnh nâng cao chất lượng các chương trình xúc tiến thương mại, việc doanh nghiệp tận dụng các C/O ưu đãi theo các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia là rất cần thiết. Tận dụng điều này, các doanh nghiệp sẽ tăng khả năng xuất khẩu vào những thị trường đã có những cam kết giảm thuế đối với hàng hóa của Việt Nam, giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

(Theo Duy Đông // Báo đầu tư)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Hàng xuất khẩu “leo” máy bay
  • “Nóng” việc Braxin tìm mọi cách ngăn chặn nhập khẩu cá tra Việt Nam
  • Liên tiếp hầu kiện vẫn chưa biết kiện
  • Lành mạnh hóa cán cân thương mại Vấn đề “nóng”: khống chế nhập siêu
  • Phân tích - Dự báo: Nguồn cung sụt giảm và thiên tai có thể làm tăng giá gạo
  • Giá lúa, gạo tăng Cơ hội cho xuất khẩu
  • Tháng 9, giá dược phẩm có thể tăng nhẹ
  • Thị trường Châu Phi : Hợp với “sức” của DN Việt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo