Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng xuất khẩu “leo” máy bay

Hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại VN tăng nhanh thời gian qua. Chỉ riêng trong tám tháng đầu năm 2010 đã đạt mức tăng trưởng trên 43% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đặc biệt, thị trường vận tải hàng không nội địa đã trở nên sôi động hơn khi có thêm hãng hàng không tư nhân trong nước chuyên kinh doanh vận tải Trãi Thiên chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 9-2010.

Nhanh là lợi thế


Ông Mai Xuân Thìn - giám đốc kinh doanh Công ty Rồng Đỏ (TP.HCM), đơn vị chuyên xuất khẩu trái cây và các mặt hàng rau quả - cho biết chỉ riêng mặt hàng thanh long mỗi tuần công ty xuất 2-3 chuyến (tương ứng khoảng 3 tấn) qua châu Âu bằng đường hàng không. “Mặc dù giá vận chuyển bằng đường hàng không khá cao từ 3,65-3,8 USD/kg, nhưng bù lại trái cây VN sang châu Âu vẫn còn tươi nên dễ dàng tiêu thụ và bán được giá cao” - ông Thìn cho hay.

Tương tự, ông Đ. - giám đốc một công ty chuyên xuất khẩu trái cây trái mùa sang châu Âu - cho biết lượng chôm chôm, măng cụt, thanh long... xuất qua đường hàng không của công ty này từ đầu năm đến nay đã tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. “Với mặt hàng trái cây tươi, việc xuất khẩu qua đường hàng không đã thật sự phát huy lợi thế cạnh tranh” - ông Đ. khẳng định.

Theo Cục Hàng không VN, thị trường vận chuyển hàng không quốc tế đi/đến VN tăng trưởng rất nhanh. Hiện có 44 hãng hàng không quốc tế khai thác thường xuyên kết hợp vận chuyển hành khách và hàng hóa, trong đó có chín hãng đang khai thác các chuyến bay chuyên chở hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng (freighter) như Korean Air (Hàn Quốc), Eva Air, China Airlines (Đài Loan, Trung Quốc), Qantas (Úc), Cargolux (Luxembourg), FedEx (Hoa Kỳ), Singapore Air Cargo, Shanghai Air Cargo...

Khối lượng vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng từ 165,8 nghìn tấn năm 2005 lên đến 247,8 nghìn tấn vào năm 2009 với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005-2009 đạt 10,6%/năm. Chỉ tính riêng bảy tháng đầu năm 2010, các chuyến bay quốc tế đã vận chuyển xấp xỉ 188.000 tấn, tăng 43,8% so với cùng kỳ 2009.

Hiện đang là mùa cao điểm nên nhiều nhân viên phụ trách của các hãng hàng không cho biết làm hợp đồng cho khách không kịp. Một đại lý chuyên làm hàng xuất khẩu qua đường hàng không cho biết cứ năm ngày họ lại làm thủ tục xuất khẩu khoảng 4 tấn thanh long đi châu Âu.

Kim ngạch tăng

Theo giới làm hàng xuất khẩu hàng không, hàng hóa xuất đi có các mức giá khác nhau căn cứ theo trọng lượng và chủng loại hàng. Hàng thường được phân loại 1 tấn, 500kg, 300kg, 100kg, 45kg với giá trung bình chênh lệch từ 10-20 cent/kg, dưới mức này có giá 8-9 USD/kg nhưng cũng có khi khách hàng gửi hàng mẫu (dưới 2kg) thì giá sẽ cao hơn.

Đại diện Hãng Eva Air Cargo hiện có hai chuyến bay freighter/tuần từ TP.HCM đi Đài Loan bằng máy bay Boeing 747 tải trọng 100 tấn. Hằng ngày Eva Air còn có các chuyến bay chở khách bằng Boeing 737-300 với khoang chở hàng 17 tấn và cũng luôn đầy. Eva Air cho biết tăng trưởng từ thị trường vận chuyển hàng hóa khoảng hơn 30% so với năm ngoái, trong đó 90% là hàng xuất khẩu đi Mỹ, còn lại sang châu Á chủ yếu là quần áo và giày dép.

Theo ông Vũ Hải Thanh - tổng giám đốc Công ty TNHH dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS), hiện mỗi ngày kho TCS có không dưới 20 tấn hàng hóa làm thủ tục xuất khẩu đi châu Âu như quần áo, giày dép, hoa quả, cá cảnh, cá ngừ... chiếm 30-35% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu 130-145 tấn/ngày của TCS.

Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Sơn Nhất cho biết kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu trong ba tháng 6, 7, 8 của năm 2010 đạt hơn 1 tỉ USD (trong khi ba tháng 6, 7, 8 của năm 2009 chỉ ở mức hơn 276 triệu USD).

Hàng không tư nhân trong nước nhập cuộc

Dự kiến ngày 5-9, hãng hàng không tư nhân đầu tiên của VN trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa là Trãi Thiên Cargo sẽ đưa hai máy bay Boeing B737-300 với khả năng vận chuyển 18 tấn hàng hóa/chiếc để vận chuyển hàng hóa các chặng Hà Nội - TP.HCM - Hong Kong và Hà Nội - TP.HCM - Singapore.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần hàng không Trãi Thiên, cho biết trong năm đầu nhiều khả năng Trãi Thiên có thể bị lỗ do phải cạnh tranh và giá cước vận chuyển hiện chưa cao nhưng ông tin chắc trong năm sau có thể hòa vốn và bắt đầu lời. “Lợi thế của vận tải chuyên dụng nhanh hơn hàng không chở khách có kèm hàng hóa vì phải chờ khách nên hàng hóa luân chuyển chậm hơn” - ông Khánh phân tích.

(Tuổi trẻ)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • “Nóng” việc Braxin tìm mọi cách ngăn chặn nhập khẩu cá tra Việt Nam
  • Liên tiếp hầu kiện vẫn chưa biết kiện
  • Lành mạnh hóa cán cân thương mại Vấn đề “nóng”: khống chế nhập siêu
  • Phân tích - Dự báo: Nguồn cung sụt giảm và thiên tai có thể làm tăng giá gạo
  • Giá lúa, gạo tăng Cơ hội cho xuất khẩu
  • Tháng 9, giá dược phẩm có thể tăng nhẹ
  • Thị trường Châu Phi : Hợp với “sức” của DN Việt
  • Sớm có chính sách hỗ trợ các DN xuất khẩu sang châu Phi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo