Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hạn chế nhập siêu, khó vẫn phải làm

Con số nhập siêu của tháng 2 vừa được Tổng cục Thống kê công bố chỉ ở mức 700 triệu USD và đây là tháng thứ ba liên tiếp nhập siêu giảm. Tuy còn quá sớm và chưa đủ căn cứ để có thể cho rằng nhập siêu đã xuất hiện xu hướng giảm, Nhưng khởi đầu này đem đến hy vọng nhập siêu sẽ được kiểm soát ở mức 20% như mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Công tyCP Hanel xốp nhựa (khu công nghiệpSài Đồng B, Hà Nội). Ảnh: TTXVN

Kiểm soát nhập khẩu

Nhìn lại những giải pháp giảm nhập siêu mà Bộ Công thương triển khai, vẫn chỉ là hai biện pháp cơ bản là tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, nhưng với Chỉ thị 05/CT-BCT về đẩy mạnh xuất khẩu và kiểm soát nhập siêu của Bộ Công thương, các biện pháp thực hiện rõ ràng, cụ thể và quyết liệt hơn. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã yêu cầu, ngay trong quý I-2010, các đơn vị chức năng trong bộ sẽ phối hợp với các bộ liên quan xây dựng chính sách để phát triển xuất khẩu nhất là cải cách thủ tục hành chính cũng như tạo điều kiện thuận lợi về vốn, về thị trường cho doanh nghiệp (DN). Ðặc biệt, để kiểm soát nhập siêu, Bộ trưởng yêu cầu các vụ chức năng đề xuất danh mục các mặt hàng cần áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan hoặc giấy phép nhập khẩu, áp dụng các biện pháp kiểm soát nhập khẩu và quy trình thông quan đối với các nhóm hàng cần kiểm soát và cần hạn chế nhập khẩu như việc ngừng cấp giấy phép tự động. Ðương nhiên, một nền kinh tế lành mạnh thì xuất khẩu phải luôn lớn hơn nhập khẩu, biện pháp kiểm soát nhập khẩu chỉ là biện pháp tình thế.

Thêm vào đó, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường cũng cho rằng, việc kiểm soát nhập khẩu cũng đầy khó khăn. Hiện nay, các biện pháp chủ yếu vẫn là quản lý nhập khẩu bằng giấy phép tự động hoặc nâng thời hạn cấp phép nhập khẩu tự động, tăng cường kiểm tra chất lượng và sử dụng hàng rào kỹ thuật... Tuy nhiên, qua thực tế năm 2009 thì cách làm này không có nhiều hiệu quả. Trong khi đó, do phải thực hiện các cam kết hội nhập nên việc tăng thuế nhập khẩu hoặc sử dụng hạn ngạch là khó khả thi.

TS Hà Huy Tuấn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng lưu ý thêm rằng "Với Việt Nam, ngay cả để sản xuất hàng xuất khẩu thì phần nhiều hàng hóa vẫn phải nhập khẩu, từ nguyên nhiên vật liệu đến máy móc thiết bị". Chưa kể yếu tố tăng giá luôn làm tăng kim ngạch nhập khẩu nhiều hơn tăng kim ngạch xuất khẩu. Bởi thế, về lâu dài, Bộ Công thương đã chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty thuộc bộ thực hiện chương trình sản xuất máy móc thiết bị, vật tư trong nước và sản xuất hàng thay thế nhập khẩu...

Ðẩy mạnh xuất khẩu

Rõ ràng, trong điều kiện một nền kinh tế đang trên đà hồi phục, phần lớn nguyên nhiên vật liệu và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất phải nhập khẩu thì việc kiềm chế nhập siêu là khó khăn. Theo đó, để giảm được tỷ lệ nhập siêu trong tổng kim ngạch xuất khẩu thì nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu có kết quả khả quan hơn tuy xuất khẩu cũng đang đầy khó khăn. Trong khi những yếu tố tác động thuận với xuất khẩu chưa tính được bằng lượng thì đã nhìn thấy yếu tố tác động giảm như năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, khoáng sản đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao như lúa gạo, cà-phê, cao-su, thủy sản, dầu thô, than đá... Ðặc biệt, lượng dầu thô xuất khẩu sẽ giảm khoảng 3,5-4 triệu tấn năm 2010 do phục vụ Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Theo dự báo của các DN xuất khẩu, lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực sẽ giảm.

Bù lại, giá dầu thô và giá hàng hóa nói chung có nhiều khả năng tăng lên theo nhu cầu khi nền kinh tế phục hồi. Ðây là một yếu tố làm gia tăng giá trị xuất khẩu và là điểm tựa cho tăng trưởng xuất khẩu. Bên cạnh việc giá xuất khẩu năm 2010 sẽ ở mức cao hơn năm 2009 thì việc tăng trưởng xuất khẩu sẽ chủ yếu phụ thuộc vào nhóm công nghiệp chế biến (các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng hai phần ba lượng hàng xuất khẩu của nhóm này). Do đó, Bộ Công thương cho rằng, tăng trưởng sẽ phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu của khối FDI. Sự phục hồi kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu dùng và chuỗi liên kết trong hệ thống phân phối toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia sẽ là yếu tố quyết định cho việc tăng trưởng xuất khẩu của khối FDI.

Nhìn toàn diện, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cho biết, để đẩy mạnh xuất khẩu, bên cạnh những giải pháp đã làm là đẩy mạnh khai thác, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn, bộ đã và sẽ tiến hành thúc đẩy xuất khẩu ngay từ gốc. Ðó là chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, kim ngạch lớn và có khả năng tăng trưởng cao. Trong đó, sẽ tạo điều kiện nhiều hơn, mạnh hơn cho những mặt hàng có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu và cả những mặt hàng tuy chưa có giá trị xuất khẩu lớn nhưng lại có hàm lượng công nghệ cao như sản phẩm phần mềm, hàng điện tử, tin học... Các sản phẩm công nghiệp sẽ có nhiều khả năng để có thể tăng tốc phát triển nhanh trong giai đoạn tới do kết quả của quá trình thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là các dự án FDI trong ba năm gần đây tăng mạnh (lĩnh vực điện tử, linh kiện điện tử, máy tính... ).

Kế hoạch xuất khẩu các nhóm hàng năm 2010

(Ðơn vị tính triệu USD, tăng %)

NỘI DUNGNăm 2009Kế hoạchnăm 2010Tăng,giảm (%)
Tổng kim ngạch56.50059.9006,0
Nhóm nông sản, thủy sản12.33812.9404,9
Nhóm nhiên liệu, khoáng sản8.4848.320- 1,9
Nhóm công nghiệp chế biến35.67838.6408,3

(Theo TRI NHÂN // Báo Nhân dân)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Hạn ngạch nhập khẩu đường: “Xin” thêm rồi, thêm nữa
  • Giá cả tăng sau Tết, sự tiếp cận đa chiều
  • Xuất khẩu gạo: Nhiều tín hiệu tích cực
  • Doanh nghiệp phân phối trong nước: Cần các đầu tàu đủ mạnh
  • Doanh nghiệp xuất khẩu khó đạt chỉ tiêu quý I
  • Xuất khẩu LNG toàn cầu sẽ tăng trong năm 2010
  • Gian nan hội chợ xuất khẩu
  • Giá đồng có thể lập kỷ lục mới trong năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo