Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyên gia kinh tế Pháp Giăng-Pi-ơ Rô-bin: Các nước phụ thuộc xuất khẩu lâm vào tình trạng ngày càng khó khăn

Báo Le Figaro (Pháp) số ra ngày 2-3 vừa qua, đăng bài phát biểu ý kiến của chuyên gia kinh tế Pháp Giăng-Pi-ơ Rô-bin cho rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay có thể làm cho một trong những đặc trưng của toàn cầu hóa là tự do mậu dịch, phát triển xuất khẩu và phân công lao động trên quy mô quốc tế ngưng trệ và xuất hiện xu thế "phi toàn cầu hóa".

Theo ông Rô-bin, cơn sóng thần kinh tế và tài chính không buông tha bất cứ quốc gia nào, nhất là các quốc đảo, vùng lãnh thổ và các nước phát triển dựa vào xuất khẩu. Từ CH Iceland đến Nhật Bản, từ Ireland đến Singapore và từ Anh đến Ðài Loan (Trung Quốc), tăng trưởng của các nền kinh tế này còn bị cơn sóng thần đó tàn phá nặng nề hơn cả châu Âu và Trung Quốc và đó không phải là một sự ngẫu nhiên. Ðược bao bọc bởi nước biển, các nước và vùng lãnh thổ này tồn tại và phát triển được là nhờ các "làn gió" thương mại quốc tế.

 

Vậy mà tình hình kinh tế thế giới hiện nay lại quá tệ hại. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), năm nay tăng trưởng kinh tế của các quốc đảo (khoảng 40 trong số tổng số 192 quốc gia theo LHQ) sẽ giảm khoảng 2,8%, trong khi tăng trưởng toàn cầu ít nhiều có thể đạt được 0,5%. Vậy thì đâu là nguyên nhân của sự suy thoái mạnh mẽ này ở các quốc đảo? Phần lớn các đảo là những tụ điểm giao thương rộng rãi hoặc phát triển chủ yếu nhờ vào xuất khẩu. Singapore là một trong những quốc đảo điển hình của mô hình phát triển này: xuất khẩu chiếm 253% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Sở dĩ Singapore có lượng xuất khẩu lớn hơn cả GDP là do đây là hải cảng trung chuyển lớn nhất thế giới hiện nay, nếu tính theo số lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu ở các cảng biển của nước này. Nhưng do khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, xuất khẩu của nước này đã giảm 34,8% hồi tháng 1 vừa qua và GDP quý IV-2008 đã giảm 16,9%. Nhật Bản cũng rơi vào tình cảnh tương tự với xuất khẩu giảm 5,7% và GDP giảm 12,7%. Không chỉ các quốc đảo, nước Ðức ở trung tâm châu Âu, cũng chịu chung số phận với mức tăng trưởng trong quý IV-2008 giảm 8,2%. Có biên giới chung với chín quốc gia khác, Ðức là nước xuất khẩu số 1 thế giới. Nhưng chính thế mạnh này lại là "gót chân A-sin" khiến Ðức rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương trong bối cảnh suy thoái toàn cầu hiện nay.

 

Chuyên gia kinh tế Rô-bin cho rằng, toàn cầu hóa được xác định bởi tự do trao đổi hàng hóa, vốn, nhân lực và ý tưởng. Nhưng khủng hoảng kinh tế-tài chính hiện nay đã khiến cả bốn khía cạnh này đều bị tổn thương. Năm ngoái đầu tư quốc tế đã giảm mạnh, trước tiên là Singapore giảm 57,3% và sau đó là Anh giảm 51,2%. Xuất khẩu và vận tải hàng hóa bằng đường hàng không "rơi tự do" với mức giảm 23%. Do suy thoái kinh tế, giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới sẽ có thể là một "khoảng lặng" đối với làn sóng nhập cư lao động nước ngoài. Ở Mexico, nguồn kiều hối gửi về từ lao động ngoài nước đã giảm từ 26 tỷ USD năm 2007 xuống còn 25 tỷ USD năm 2008. Phân chia lao động quốc tế, một khái niệm khác của toàn cầu hóa đang bộc lộ những nhược điểm của nó. Ðược coi là những quốc gia thành đạt nhất trong thị trường phân chia lao động toàn cầu, Iceland và Nhật Bản lại là những nạn nhân đầu tiên của mô hình này.

 

Iceland, do quá tập trung phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng, đã rơi vào tình trạng gần như phá sản, khi hệ thống tài chính toàn cầu sụp đổ. Ðối với Nhật Bản, các nhà sản xuất nước này cứ tưởng rằng sẽ không bao giờ có thể thỏa mãn hết nhu cầu xe hơi và sản phẩm điện tử của thế giới thì giờ đây đang "chết đuối" trong đống sản phẩm của mình do không thể xuất khẩu được, trong khi đó vẫn phải nhập khẩu lương thực thực phẩm để đáp ứng hai phần ba nhu cầu trong nước.

 

Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu xu hướng toàn cầu hóa có bị đẩy lui, nhường chỗ cho một xu hướng mới là phi toàn cầu hóa? Thủ tướng Anh G. Brown, người sẽ chủ trì Hội nghị cấp cao G-20 sắp tới, đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ "phi toàn cầu hóa" này. Tuy xuất hiện lần đầu vào năm 2002 trong tài liệu phân tích của nhà kinh tế người Philippines Oan-đơn Ben-lô, nhưng đây lại là lần đầu, một nguyên thủ của một nước phát triển nhắc đến khái niệm này khi đưa ra những cảnh báo về hiểm họa mà nó mang lại. Xu thế phi toàn cầu hóa được thể hiện rõ nhất là hiện tượng hạn chế xuất khẩu và trao đổi thương mại của các doanh nghiệp, tình trạng rút vốn ồ ạt của nhà đầu tư và xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước để phục vụ kinh tế quốc dân. Các động thái này sẽ khiến những nước phụ thuộc xuất khẩu lâm vào tình trạng ngày càng khó khăn, nhất là các nước nghèo.

(Theo NDĐT)

Bài thuộc chuyên đề: Khủng hoảng kinh tế - Việc làm - Thất nghiệp

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Doanh nghiệp thờ ơ với hàng rào kỹ thuật thương mại
  • Triển vọng xuất khẩu
  • “Quả bóng trong tay doanh nghiệp”
  • Mừng hay lo với xuất siêu?
  • Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2009
  • Thị trường gạo: Tranh thủ hay chờ?
  • Mở cửa thị trường phân phối: Doanh nghiệp VN vẫn có chỗ "lách"
  • Nguy cơ mất thị trường từ khủng hoảng nguyên liệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo