Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mở cửa thị trường phân phối: Doanh nghiệp VN vẫn có chỗ "lách"

Thị trường bán lẻ Việt Nam là một thị trường tuy qui mô còn nhỏ, song vẫn rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài bởi áp lực cạnh tranh chưa lớn, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên dưới 8%. Nền kinh tế của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng liên tục cao, ổn định chính trị. Bên cạnh đó người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất ở Châu Á và mức chi tiêu ngày càng tăng...
 

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi tọa đàm về mở cửa thị trường bán lẻ của Câu lạc Bộ Thăng Long vừa diễn ra tại Hà Nội vào sáng nay (26/2).Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh đã tham dự buổi tọa đàm.

 

Thông tin từ buổi tọa đàm cũng cho biết, Việt Nam liên tục được xếp hạng cao về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ (GRDI). Theo A.T. Kearney (hãng tư vấn Mỹ), năm 2007 Việt Nam là nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn thứ 4 thế giới (chỉ sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc), năm 2008 vượt lên đứng đầu.

 

Thu nhập và văn hóa tiêu dùng đang dần dần xuất hiện đã thúc đẩy sức tiêu dùng tăng, mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ liên tục tăng cao qua từng giai đoạn, cụ thể: giai đoạn từ 1996 đến 2000 là 10,9%/năm, giai đoạn từ 2001 đến 2005 là 18,3%/năm, giai đoạn gần đây nhất từ 2006 đến 2008 là khoảng 23%/năm.

 

Dự báo thời gian tới mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng cao (khoảng trên 20%). Sau ngày 01/01/2009, các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) được đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ phân phối tại Việt Nam theo hình thức tổ chức kinh tế 100% vốn của  nhà ĐTNN. Do vậy, Việt Nam chắc chắn được nhiều tập đoàn phân phối nước ngoài nhắm đến trong chiến lược phát triển kinh doanh toàn cầu của họ.

 

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh cho biết, trong bối cảnh Việt Nam mở cửa thị trường phân phối, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần hướng tới chiến lược “Cạnh tranh để phát triển cùng có lợi” (Win - Win), không phải là “Cạnh tranh sinh tồn”. Tuy nhiên, muốn làm được điều này các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng vươn lên bằng cách phát huy cho được các ưu thế của mình, tạo uy tín trên thị trường, thiết lập mạng lưới chân rết để có được nguồn hàng với sức cạnh tranh, thiết lập được mạng lưới phân phối rộng khắp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tập trung tích tụ vốn, nguồn lực để xây dựng và phát triển nhiều tập đoàn phân phối đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh lớn với nước ngoài.

 

Bên cạnh đó, Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cần phát huy vai trò là một chiếc cầu nối để kết nối các doanh nghiệp lại, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ và là kênh thông tin hữu ích để trao đổi giúp các doanh nghiệp trong cùng Hiệp hội tận dụng những cơ hội và vượt qua mọi thách thức.

 

Mặt khác, hiện nay có một số mặt hàng như gạo, đường, thuốc chữa bệnh... các doanh nghiệp nước ngoài không được quyền phân phối, đó là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam "lách", nắm lấy để phát triển hệ thống của mình nhằm mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

 

Theo cam kết lộ trình mở cửa ở thị trường dịch vụ phân phối có những lộ trình cụ thể sau:

 

Về hình thức đầu tư: ngay khi Việt Nam gia nhập doanh nghiệp hoạt động theo hình thức liên doanh, trong đó nhà đầu tư chiếm không quá 49% vốn điều lệ; từ 01/01/2008 không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà ĐTNN (nhưng phải lập công ty dưới hình thức góp vốn liên doanh); từ 01/01/2009 được thành lập doanh nghiệp theo hình thức tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà ĐTNN.

 

Về lập cơ sở bán lẻ: theo quy định tại Phụ lục số 01 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM: "Quyền phân phố của nhà ĐTNN gắn với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất". Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khi nhà đầu tư nước ngoài  đã được cấp phép thực hiện quyền phân phối sẽ đương nhiên được mở cơ sở bán lẻ ở bất cứ đâu tùy ý trên địa bàn địa phương.

 

Khi lập cơ sở bán lẻ thứ hai được xem xét dựa trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế - ENT  (số lượng các cơ sở bán lẻ cùng mô hình hoạt động, cùng chủng loại mặt hàng trong phạm vi địa phương; sự ổn định của thị trường địa phương; mật độ dân cư trên địa bàn dự kiến đặt cơ sở bán lẻ; sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch của tỉnh, thành phố).

 

Về hàng hóa: danh mục hàng hóa loại trừ vĩnh viễn đó là những mặt hàng mà nhà ĐTNN sẽ không bao giờ được quyền tham gia phân phối trên lãnh thổ Việt Nam như: lúa, gạo, đường, thuốc lá và xì gà, dầu thô và dầu qua chế biến, dược phẩm, thuốc nổ, sách - báo - tạp chí, kim loại quý và đá quý, vật phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu (băng, đĩa...).

 

Danh mục hàng hóa loại trừ có thời hạn (nhà ĐTNN được quyền phân phối theo lộ trình mà Việt Nam đã cam kết như" từ 01/01/2009 máy kéo - phương tiện cơ giới - ô tô con và xe máy; từ 01/01/2010 rượu, xi măng và clinke, phân bón, sắt thép. giấy. lốp xe (trừ lốp máy bay), thiết bị nghe nhìn.

 

( Theo báo điện tử Hà Nội mới)

Bài thuộc chuyên đề: 01/01/2009 Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Nguy cơ mất thị trường từ khủng hoảng nguyên liệu
  • Thị trường suy giảm: Kinh doanh nhỏ đóng cửa
  • Làm gì để lúa gạo Việt Nam có giá cao hơn?
  • Xăng dầu "made in Việt Nam" và nhập khẩu: Không thể có chính sách hai giá
  • DN không kịp trở tay
  • Thặng dư thương mại - dấu hiệu tốt cho kinh tế Việt Nam năm 2009
  • Giải quyết vấn nạn gian lận xăng dầu: Bắt đầu từ... cơ quan quản lý
  • Rà soát và cụ thể hóa nhóm giải pháp để sớm triển khai gói hỗ trợ xuất khẩu năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo