Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Còn nhiều "dư địa" để giảm nhập siêu

Tại Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ ngày 6-4 về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010, có đề ra nhóm biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán. Theo đó, giao ngành công thương bảo đảm tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hơn 6% và tỷ lệ nhập siêu khoảng 20%. Trong quý I, tỷ lệ nhập siêu là 25%, nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế, con số này chưa đáng ngại vì tỷ trọng phần lớn mặt hàng nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu cần khuyến khích nhập khẩu để phát triển kinh tế. Và nếu xét trên bình diện vĩ mô, còn nhiều "dư địa" để kiềm chế nhập siêu.
Nhập khẩu nhiều vật tư là cần thiết

Theo Bộ Công thương, tổng kim ngạch nhập khẩu quý I ước đạt 17,525 tỷ USD, tăng 37,6% so cùng kỳ năm 2009. Trong đó khu vực 100% vốn trong nước là 10,42 tỷ USD (tăng 28,7%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 7,1 tỷ USD (tăng 53,1%). Thống kê cho thấy nhóm hàng cần nhập khẩu gồm nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc, thiết bị đạt 13,7 tỷ USD (tăng 35,3%) và chiếm tỷ trọng 77,9% kim ngạch nhập khẩu. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh là thức ăn gia súc và nguyên liệu (136,9%), nguyên phụ liệu thuốc lá (112%), bông (244,1%), thuốc trừ sâu và nguyên liệu (46,9%), linh kiện và phụ tùng ô-tô (114,8%), máy tính, điện tử và linh kiện (53,1%), máy móc thiết bị phụ tùng (10,8%). Nguyên nhân chủ yếu các mặt hàng nhóm này tăng là do các nhà nhập khẩu tập trung nhập khi giá hàng hóa đang ở mức thấp và dự kiến giá sẽ tăng mạnh trong thời gian tới (thí dụ như bông, sợi các loại, thuốc trừ sâu, chất dẻo, gỗ nguyên liệu...). Theo ước tính, nhóm hàng này tăng 3,56 tỷ USD, trong đó tăng do giá khoảng 2,3 tỷ USD và tăng do lượng khoảng 1,2 tỷ USD. Mặt khác, khi nền kinh tế phục hồi thì nhập khẩu nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất gia tăng.

Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu trong quý I ước đạt 2,075 tỷ USD (tăng khoảng 60% so cùng kỳ năm 2009) và chiếm tỷ trọng 11,8% kim ngạch nhập khẩu. Nếu không tính lượng vàng nhập khẩu thì kim ngạch nhập khẩu nhóm này chỉ tăng 43%. Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu ước đạt 1,798 tỷ USD (tăng 33%) và chiếm tỷ trọng 10,3%.

Ðánh giá nhanh tình hình nhập khẩu quý I, có thể đưa ra mấy nhận xét. Một là, giá hàng hóa vật tư thế giới đang tăng trở lại. Hai là, sản xuất trong nước đang phục hồi ấn tượng, kéo theo tăng nhu cầu nguyên vật liệu; cùng với giải ngân vốn FDI, ODA khả quan. Ba là, nguồn vốn ưu đãi lãi suất trung và dài hạn của Chính phủ đang phát huy hiệu quả tích cực. Mấy yếu tố trên cho thấy tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu 25% chưa đáng ngại, nhất là khi nhóm hàng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị cần nhập khẩu chiếm tỷ trọng đến 77,9% kim ngạch nhập khẩu.

Còn nhiều "dư địa" để kiềm chế nhập siêu

Thứ trưởng Công thương Nguyễn Thành Biên nhiều lần lưu ý việc hưởng ứng tích cực Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" không chỉ bó hẹp với hàng tiêu dùng mà cần và phải mở rộng ra với doanh nghiệp (DN) Việt Nam ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị sản xuất trong nước, tất nhiên với các sản phẩm có sức cạnh tranh về giá cả và chất lượng so với sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Mới đây, tại cuộc làm việc giữa lãnh đạo Bộ Công thương với nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty bàn biện pháp kiềm chế nhập siêu, không ít câu chuyện khiến người tham dự ngỡ ngàng: nhiều DN vì lợi ích cục bộ trước mắt đã "luồn lách", "phớt lờ" không tích cực thực hiện chủ trương lớn này. Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Nguyễn Gia Tường cho biết, tổng công suất tập đoàn hằng năm sản xuất được 2,5 triệu tấn phân NPK chất lượng cao, đủ đáp ứng tiêu dùng trong nước, nhưng hiện nay chỉ hoạt động cầm chừng từ 1,7 đến 1,8 triệu tấn/năm mà vẫn tồn kho cả trăm nghìn tấn. Lý do là có DN có nhiệm vụ nhưng không sản xuất, lại đi nhập NPK về bán. Tổng Thư ký Hiệp hội giấy Việt Nam Vũ Ngọc Bảo than phiền, nhiều DN trong ngành thích bỏ ngoại tệ ra nhập giấy loại về tái chế, thay vì tổ chức mua gom trong nước do thủ tục hóa đơn chứng từ nhiêu khê. Từ thực tế này cho thấy, một khoản ngoại tệ không nhỏ của quốc gia đáng nhẽ được sử dụng hợp lý hơn để giảm gánh nặng nhập siêu.

Về lâu dài, để lành mạnh hóa cán cân thương mại phải là giải pháp công nghiệp chứ không chỉ giải pháp thương mại. Ngành công nghiệp phụ trợ hiện nay nhìn chung là yếu kém, nhưng đã xuất hiện điểm sáng trong lĩnh vực dệt may. Hiện nay, theo Bộ Công thương, các sản phẩm xuất khẩu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã nội địa hóa hơn 40%, trong đó riêng phụ liệu đã nội địa hóa hơn 80%. Ngoài ra cần nhanh chóng rà soát và công bố danh mục vật tư, thiết bị cơ khí trong nước đã sản xuất được và đề xuất biện pháp hạn chế nhập khẩu với các thiết bị này bằng thuế và các biện pháp phi thuế trong khuôn khổ WTO và các cam kết song phương, đa phương khác. Ðiều này đặc biệt quan trọng với những công trình do nhà thầu nước ngoài trúng thầu, vì họ thường có khuynh hướng đưa toàn bộ thiết bị của mình vào.

Trong thời gian tới, cùng với tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ để kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu, tập trung vào những mặt hàng trong nước sản xuất được, những mặt hàng có biểu hiện nhập khẩu dư thừa so với nhu cầu hoặc đầu cơ chờ giá.

(Theo PHAN HOÀNG/nhandan)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Các DN Việt Nam và cơ hội kinh doanh với thị trường Trung Quốc Vẫn chỉ là tiềm năng?
  • Việt Nam cảm nhận mặt trái của thương mại tự do
  • Nghịch lý dễ hiểu
  • Trái cây Việt Nam - Tiềm năng lớn, xuất khẩu nhỏ
  • Nhận diện những bất cập sau ba năm bước vào đấu trường WTO
  • Hạn chế nhập khẩu iPhone 3G
  • Trung tâm thương mại: "chợ hiện đại" cho tiểu thương?
  • Chết đứng vì nhập ôtô diện “thu hồi”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo