Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trái cây Việt Nam - Tiềm năng lớn, xuất khẩu nhỏ

Cả nước hiện có khoảng 776.000 ha cây ăn trái, sản lượng mỗi năm 7 - 8 triệu tấn, trong đó có nhiều loại ngon như: nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều, sầu riêng sữa hạt lép, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, thanh long… Tuy nhiên sức cạnh tranh còn yếu, kim ngạch xuất khẩu thấp, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Làm gì để nâng cao giá trị và gia tăng kim ngạch xuất khẩu trái cây đang là vấn đề bức bách đặt ra.

Tiềm năng trái cây nước ta rất lớn nhưng chưa khai thác hết.

Thiếu trái ngon xuất khẩu

Theo nhận định của Viện Nghiên cứu cây ăn miền Nam, trái cây nước ta hiện rất phong phú, nhiều chủng loại, mùa nào cũng có sản phẩm. Nhưng do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng chưa ổn định; màu sắc, kích cỡ không đồng đều dẫn đến tính cạnh tranh thấp.

TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho rằng, chỉ đơn cử như xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Chín Hóa, Ri-6… chúng ta “ăn đứt” sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Dù chất lượng ngon nhưng không thể đẩy mạnh xuất khẩu được do diện tích trồng tập trung ít, sản lượng không đảm bảo tiêu thụ quanh năm.

Ông Nguyễn Văn Thực, Phó chủ nhiệm HTX Hòa Lộc (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) thừa nhận: “Sau khi xoài cát Hòa Lộc đạt chuẩn xuất vào thị trường Nhật Bản thì đối tác các nơi liên hệ liên tục. Tuy nhiên, HTX không dám ký hợp đồng tràn lan vì sản lượng xoài ngon quá ít, không đủ cung cấp”.

Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết, vú sữa Lò Rèn và thanh long Chợ Gạo, 2 loại trái cây thường được đưa sang châu Âu, châu Á… giới thiệu để tìm cơ hội xuất khẩu. Nhiều lần nhà nhập khẩu nước ngoài đề nghị ký hợp đồng dài hạn với số lượng lớn nhưng nhà cung cấp “chùn chân”. Nguyên nhân, không đủ sản lượng đáp ứng, chưa kể tỷ lệ trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu rất ít.

Trước thực trạng trên, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần tỏ ra bức xúc khi kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp năm qua đạt mức 15,3 tỷ USD, nhưng mặt hàng trái cây chỉ chiếm vỏn vẹn 300 triệu USD, một con số hết sức khiêm tốn.

Tìm hướng đi mới

Theo TS Nguyễn Minh Châu, những hạn chế của trái cây Việt Nam đã được nói nhiều lần, tuy nhiên chuyển biến rất chậm. Ngay cả vấn đề định hướng phát triển, chọn loại cây thế mạnh để khuyến cáo các địa phương đầu tư… Dù đã có quy hoạch nhưng đến nay triển khai ì ạch làm cho nhà vườn bị đọng và chán nản. Hiện tại ở các tỉnh rất thiếu kho lạnh, kho mát để dự trữ, đóng gói trái cây xuất khẩu, nhưng đến nay vẫn chưa có cơ chế hỗ trợ đầu tư.

Ông Nguyễn Văn Khang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang nhìn nhận, tiềm năng trái cây của ta rất lớn nhưng sức đầu tư cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu còn khiêm tốn, chưa xứng tầm. Bức xúc nhất là đầu ra của trái cây luôn bị đọng, từ đó dẫn đến chuyện “được mùa - dội chợ - rớt giá” cứ lặp đi lặp lại và nông dân là người chịu thiệt thòi.

Theo kế hoạch, hôm nay (19-4), Festival trái cây Việt Nam lần thứ nhất sẽ chính thức khai mạc tại Tiền Giang. Festival kỳ vọng với sự tham gia của Bộ NN-PTNT, các bộ ngành liên quan, chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước… sẽ tìm được tiếng nói chung, tạo hướng đi mới cho trái cây.

TS Nguyễn Minh Châu cho biết, viện đã mời được nhiều chuyên gia và doanh nghiệp các nước về tham dự festival. Ngoài việc giới thiệu quảng bá tiềm năng và thế mạnh trái cây Việt Nam, nhằm đẩy mạnh hợp tác, mở rộng thị trường xuất khẩu, chúng ta còn học hỏi những cách làm hay của các nước, những chiến lược, chính sách đầu tư để phát triển ngành trái cây.


(Theo Huỳnh Phước Lợi/SGGP)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Nhận diện những bất cập sau ba năm bước vào đấu trường WTO
  • Hạn chế nhập khẩu iPhone 3G
  • Trung tâm thương mại: "chợ hiện đại" cho tiểu thương?
  • Chết đứng vì nhập ôtô diện “thu hồi”
  • Tăng xuất khẩu để giảm nhập siêu
  • Xuất khẩu, coi chừng con số ảo
  • Lo chống nhập siêu ở khu vực FDI
  • Tại sao trái cây VN cạnh tranh yếu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo