Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đánh giá tác động của FTA ASEAN - EU tới một số ngành của Việt Nam

Theo đặt hàng của Tổng vụ Thương mại, Ủy ban châu Âu, nhóm quốc tế các Công ty và Viện nghiên cứu: ECORYS Netherlands BV của Hà Lan, the CES của Thái Lan, Rajah & Tann của Singapore, PT Inacon của Indonesia và Mekong Economics của Việt Nam đang thực hiện Nghiên cứu chung (TSIA) để đánh giá tác động đến thương mại bền vững của Khu vực thương mại tự do (FTA) ASEAN - EU.
 

            Mặc dù còn chưa được hoàn tất, nhưng với hàng ngàn trang tài liệu được thực hiện theo phương pháp phân tích khoa học, dự thảoTSIA là tài liệu tham khảo có giá trị. Phân tích của TSIA đưa đến đánh giá làViệt Nam sẽ có lợi trong các lĩnh vực da giày, may mặc và thương mại dịch vụ... và sẽ gặp khó khăn trong các lĩnh vực điện tử, máy móc, thiết bị và ô tô... Dưới đây là một số đánh giá tác động của FTA ASEAN- EU đối với một số ngành của Việt Nam có so sánh với các nước ASEAN khác, được Thương vụ tại EU - Bỉ biên tập rất ngắn gọn từ các dự thảo TSIA (bằng tiếng Anh) được đăng công khai trên internet từ tháng 6/2009.
 

      Sản xuất lương thực:

      Khác với Thái Lan là nước sẽ được lợi khoảng 3%, Việt Nam là nước ASEAN sẽ phải chịu tác động nhiều nhất với việc giảm 11-26% sản lượng và 13-30% số lao động (cả có tay nghề cao và lao động giản đơn). Thu nhập từ ngành này sẽ giảm do cả sản lượng và giá đều giảm. Như vậy nông dân Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong khi người tiêu dùng được lợi vì giá giảm.

 

      Về thương mại, tất cả các nước ASEAN đều sẽ gặp khó khăn hơn, nhưng riêng Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu 26-44% nhờ trình độ ban đầu thấp. Tuy nhiên, do thị phần thương mại lương thực trong tổng thương mại giữa EU và ASEAN nhỏ nên tác động thực chất không nhiều.

 

      Đối với ngành chế biến thực phẩm, trừ Thái Lan sẽ được hưởng lợi, các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam sẽ giảm sản xuất (Việt Nam giảm 14,99 – 33,05%) và giá.
 

      Hàng dệt, may mặc và giày dép:
 

      FTA sẽ rất có lợi cho tất cả các nước ASEAN, trừ Thái Lan và Việt Nam trong lĩnh vực dệt, Singapore trong các lĩnh vực may mặc và giày dép, các nước ASEAN còn lại trong lĩnh vực giày dép.
 

      Việt Nam sẽ tăng 154,1% sản xuất giày dép và tăng 133,1% số lao động (được lợi nhất trong các nước ASEAN) và 14,6% sản xuất may mặc (tuy tăng trưởng, nhưng được lợi ít nhất trong các nước ASEAN). Tuy nhiên, trong ngành dệt, sản xuất của Việt Nam sẽ giảm 17% và lao động sẽ giảm 23,3%, là mức lớn nhất trong các nước ASEAN.
 

      Nhìn chung, Việt Nam được đánh giá là sẽ được lợi nhất và sẽ có sự chuyển đổi lao động giữa 3 lĩnh vực này.
 

      Sản xuất ô tô và phụ tùng:
 

      Xuất khẩu của Malaisia, Philippines và Thái Lan sẽ tăng mạnh trong khi Indonesia và Việt Nam sẽ giảm sản xuất. Do thương mại ban đầu (trước khi có FTA) của ngành hàng này rất thấp, Việt Nam sẽ bị giảm sản xuất nhiều nhất (28-47%) và giảm doanh thu khoảng 35%.
 

      Dịch vụ tài chính và bảo hiểm:
 

      Khác với các nước ASEAN khác, Thái Lan và Việt Nam đều có thuận lợi trong lĩnh vực dịch vụ tài chính nhưng sẽ gặp khó khăn trong dịch vụ bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu tính chung cả 2 lĩnh vực này thì đầu ra đều tăng đối với tất cả các nước ASEAN.
 

      FTA sẽ không tác động nhiều đến giá dịch vụ tài chính, nhưng tại Singapore giá bảo hiểm sẽ giảm trong khi lại tăng lên ở Việt Nam.
 

      Tác động lớn nhất của FTA đối với tất cả các nước ASEAN là trong thương mại dịch vụ tài chính và bảo hiểm, đặc biệt là nhập khẩu. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và bảo hiểm, trừ Singapore, các nước ASEAN khác đều giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu và giảm lao động. Đối với Việt Nam, tác động tiêu cực đến dịch vụ bảo hiểm sẽ làm giảm khoảng 25% lao động.
 

      Thủy sản:
 

      FTA không gây tác động lớn, nhưng trong ngắn hạn sản xuất của các nước ASEAN, trừ Thái Lan, sẽ giảm. Trong dài hạn, các nước Indonesia, Philippines và Thái Lan sẽ có lợi trong khi Việt Nam và các nước ASEAN còn lại sẽ gặp khó khăn.
 

      Sản xuất sẽ tăng đối với hầu hết các nước ASEAN, trừ Việt Nam. Tuy nhiên, do xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng và với mức giá của thị trường EU cao hơn so với nhiều thị trường khác nên người sản xuất sẽ có lợi, trong khi người tiêu dùng sẽ không được lợi do giá tăng.
 

      Với việc thực hiện FTA, xuất khẩu thủy sản của các nước ASEAN đang sản xuất thủy sản mạnh sẽ tăng ngay. Sau quá trình tái cơ cấu dài hạn, xuất khẩu sẽ tập trung vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tuy nhiên mức độ cụ thể sẽ phụ thuộc nhiều vào việc thỏa thuận quy tắc xuất xứ đối với các sản phẩm này trong FTA, vì một số nước phải nhập nguyên liệu thủy sản. Xuất khẩu nguyên liệu sẽ giảm vì phải dành cho công nghiệp chế biến.
 

      Mặc dù tương quan tác động của FTA tới thủy sản không lớn như đối với nhiều lĩnh vực khác, nhưng do thuỷ sản là ngành sản xuất quan trọng của nhiều nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia và Philippines trong khi EU là một trong các thị trường nhập khẩu lớn nhất nên tác động của FTA tới ngành thủy sản sẽ rất lớn.
 

      Trong dài hạn, lao động trong ngành thủy sản của Thái Lan, Indonesia và Philippines sẽ tăng, trong khi giảm 0,3 – 3% ở Việt Nam và các nước ASEAN còn lại.

(Theo Vinanet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • DN ô tô xin giảm thuế: Vì sao Bộ Tài chính lắc đầu?
  • Vì sao thị trường trong nước chậm lớn?
  • EC khuyến nghị: Việt Nam cần duy trì cải cách để tăng trưởng
  • Xây dựng thương hiệu hồ tiêu: Việc làm cần thiết
  • Nhiều “chiêu” gian lận thuế qua giá
  • Diễn biến thị trường ôtô VN: Ai chịu thiệt ?
  • Tìm “thuốc” cho căn bệnh phụ thuộc xuất khẩu
  • Xuất khẩu tăng trưởng âm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo