Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để chống hàng giả, hàng nhái

Để tạo ra được một sản phẩm mới, gầy dựng được một chỗ đứng cho thương hiệu trên thương trường, doanh nghiệp phải mất nhiều công sức và thời gian. Nhưng khi thành công, để giữ cho sản phẩm không bị nhái lại càng không dễ chút nào và không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.


Câu chuyện của công ty sản xuất băng đĩa và bản quyền băng đĩa Bến Thành Audio - Video (Bến Thành Audio) là một ví dụ. Trong những năm 1998-2001, trên thị trường băng đĩa nhạc, Bến Thành Audio được biết đến với những sản phẩm băng đĩa có nội dung được đầu tư, dàn dựng rất công phu. Tùy theo chương trình, số lượng phát hành mỗi kỳ trung bình từ 20.000-30.000 đĩa, thậm chí có chương trình phát hành hơn 100.000 đĩa như “Làn sóng xanh”, “Cả nhà thương nhau”...


Tuy nhiên, trong lúc đang thu được những thành công bước đầu thì doanh số tiêu thụ các sản phẩm băng đĩa của Bến Thành Audio lại có dấu hiệu giảm sút. Từ năm 2003 đến nay, khi công nghệ, thiết bị nghe nhìn ngày càng phát triển, việc in sao băng đĩa lậu đã làm cho Bến Thành Audio thiệt hại nặng nề. Ông Huỳnh Tiết, Giám đốc công ty, cho rằng đầu tư công sức, tiền của để cho ra đời một sản phẩm, rồi bị người khác lấy làm giàu thì quá bất công, điều đó “giết chết” quyền sáng tạo của người khác.


Ông Tiết cho biết, với giá đĩa trắng khoảng 1.700 đồng, in bìa đĩa khoảng 500 đồng, giá thành một chiếc đĩa lậu chỉ khoảng 2.200 đồng. Những chiếc đĩa sao chép lậu này được bán cho người tiêu dùng với giá 5.000-6.000 đồng/đĩa. Bên cạnh đó, hàng ngàn trang web nghe nhạc cho phép tải nhạc miễn phí cũng khiến Bến Thành Audio thiệt hại hàng tỉ đồng mỗi năm.


Những thương hiệu càng thành công càng dễ trở thành mục tiêu bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Sản phẩm gương kính của Công ty cổ phần Kiếng Đình Quốc là một ví dụ. Ông Đoàn Đình Quốc, Tổng giám đốc Kiếng Đình Quốc, cho biết những năm gần đây, những sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ của công ty sau khoảng ba tháng tung ra thị trường đã bị làm nhái. Trong khi đó mỗi năm công ty phải chi khoảng 2-3 tỉ đồng để nghiên cứu, thiết kế mẫu mã cho sản phẩm mới.


Trước thực trạng hàng giả, chất lượng sản phẩm kém làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, một mặt Kiếng Đình Quốc phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý những vụ vi phạm. Mặt khác, công ty cũng tiến hành thay đổi logo, dựa trên nền tảng logo cũ, nhằm tránh sự hiểu lầm của khách hàng, đồng thời nâng cao khả năng phòng ngừa sao chép nhãn mác, làm nhái sản phẩm.


Ông Quốc cho biết sau một thời gian nghiên cứu, liên tục thay đổi mẫu mã sản phẩm, số lượng hàng giả, hàng nhái sản phẩm của Kiếng Đình Quốc trên thị trường đã giảm tương đối.


Ông Bùi Quang Lanh, Giám đốc Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển, Hà Nội, cho rằng để hạn chế tình trạng hàng giả tràn lan, ngoài sự bảo vệ của các cơ quan chức năng thì bản thân doanh nghiệp cũng cần có cách riêng để tự bảo vệ mình. Trước đây sản phẩm NPK do Công ty Văn Điển sản xuất rất mịn, dễ bị làm giả. Sau một thời gian nghiên cứu ứng dụng những bằng sáng chế độc quyền, công ty cho ra đời sản phẩm dạng thô 100% giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng hàng giả. Theo ông Lanh, các giải pháp khoa học mới được đưa vào sản xuất rất quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty.  


Trong những năm qua, Công ty Văn Điển đã đưa vào ứng dụng sáu bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Từ việc phải nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất, nay công ty sử dụng 100% nguyên liệu trong nước. Công ty chuyển từ việc sản xuất bằng than coke sang sản xuất bằng than gầy, giúp tiết kiệm hơn 240 tỉ đồng/năm. Đó là chưa kể đến việc áp dụng những sáng chế độc quyền vào sản xuất còn giúp nâng công suất. Trước đây công suất của công ty là 20.000 tấn/năm, nay được nâng lên hơn 40.000 tấn/năm mà không tăng thêm lực lượng lao động.


Mặc dù tình trạng hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh, trong khi chờ hệ thống quản lý thị trường hoạt động hiệu quả hơn, mỗi doanh nghiệp vẫn đang có những cách khác nhau để hạn chế tình trạng này. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ vào sản xuất có thể xem là một trong những cách hữu hiệu nhất được một số doanh nghiệp áp dụng.

(Theo Nguyễn Quân // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Đánh giá tác động của FTA ASEAN - EU tới một số ngành của Việt Nam
  • DN ô tô xin giảm thuế: Vì sao Bộ Tài chính lắc đầu?
  • Vì sao thị trường trong nước chậm lớn?
  • EC khuyến nghị: Việt Nam cần duy trì cải cách để tăng trưởng
  • Xây dựng thương hiệu hồ tiêu: Việc làm cần thiết
  • Nhiều “chiêu” gian lận thuế qua giá
  • Diễn biến thị trường ôtô VN: Ai chịu thiệt ?
  • Tìm “thuốc” cho căn bệnh phụ thuộc xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo