Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự kiến cán cân thương mại năm 2010

 Nhiệm vụ kiềm chế nhập siêu năm 2010 là rất nặng, do nhập khẩu có thể tăng cao, trong khi xuất khẩu khó tăng đột biến.

Theo chỉ tiêu mà Quốc hội giao, tăng trưởng xuất khẩu của năm 2010 là 6% so với năm 2009, tương ứng với kim ngạch sẽ đạt khoảng 59,9 tỉ USD. Để giữ được tỷ lệ nhập siêu bằng 20% kim ngạch xuất khẩu thì mức nhập siêu năm 2010 có con số tuyệt đối là 12 tỉ USD. Điều này đồng nghĩa với việc năm 2010, cả nước chỉ được phép có kim ngạch nhập khẩu không quá 71,9 tỉ USD.

Dự kiến, năm 2010 có nhiều diễn biến bất lợi cho cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu, vì vậy, nhiều khả năng kim ngạch nhập khẩu của năm 2010 sẽ cao hơn mức 71,9 tỉ USD.

Theo Bộ Công thương, có nhiều lý do để cho rằng, nhập khẩu năm 2010 sẽ tăng cao.

Thứ nhất, do kinh tế thế giới phục hồi, nên giá cả hầu hết các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu đều tăng cao. Giá bình quân nhiều mặt hàng như sắt thép, dầu thô, phân bón, chất dẻo… vào cuối năm 2009 đã tăng mạnh so với đầu năm. Nếu lấy  giá ở các tháng cuối năm 2009 (tăng 10% so với cả năm 2009) để tạm tính cho giá nhập khẩu của năm 2010, dù lượng hàng nhập khẩu được giữ như năm 2009, thì kim ngạch nhập khẩu của 2010 vẫn tăng thêm 10%.

Mặc dù trừ đi lượng xăng dầu nhập khẩu sẽ giảm khoảng 3,5 triệu tấn, nhưng giá mặt hàng này trong năm 2010 chắc chắn sẽ tăng, vì thế kim ngạch nhập khẩu xăng dầu có thể sẽ duy trì ở mức như năm 2009.

Mặt khác, Bộ Công thương cũng dự đoán, năm 2010, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giải ngân nhiều hơn, dẫn tới nhu cầu gia tăng nhập khẩu các loại máy móc, nguyên liệu.

Thứ hai, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trong những năm qua thường thấp hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu, nên khả năng tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu của năm 2010 sẽ lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng xuất khẩu (dự kiến là 6%).

Cũng cần phải nhìn nhận một thực tế rằng, năm 2009, các biện pháp nhằm hạn chế nhập siêu chủ yếu tập trung vào nhóm các mặt hàng hạn chế nhập khẩu (hàng tiêu dùng). Song tỉ trọng của nhóm này chỉ chiếm 8,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2009 (5,98 tỉ USD so với 68,3 tỉ USD0, nên nếu áp dụng quyết liệt mọi biện pháp thì mức giảm nhập khẩu cũng không quá lớn. Theo dự đoán của Bộ Công thương, tỉ trọng của nhóm sản phẩm này sẽ được rút xuống còn 8,5% và cũng sẽ đạt con số 6,32 tỉ USD vào năm 2010.

Như vậy, nếu muốn giảm nhập siêu bằng cách giảm nhập khẩu thì khó đạt được kết quả cao như mong đợi.

Theo Bộ Công thương, năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, khoáng sản đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao. Các mặt hàng như gạo, cà phê, cao su, thuỷ sản, dầu thô, than đá… sẽ khó có sự tăng trưởng lớn về lượng. Đực biệt, trong năm 2010, lượng dầu thô xuất khẩu sẽ giảm khoảng 3,5-4 triệu tấn do  phải dành để phục vụ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu nhóm nhiên liệu, khoáng sản của năm 2010 sẽ giảm khoảng 1,9%.

Tại các thị trường xuất khẩu, một số mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt hơn từ các đối thủ. Cụ thể, từ năm 2009, Mỹ đã bỏ hoàn toàn hạn ngạch hàng dệt may với Trung Quốc, nên sức cạnh tranh của mặt hàng này của Việt Nam tại Mỹ vẫn sẽ căng thẳng. Các hàng rào phi thuế quan cùng các biện pháp bảo hộ đang được các nước dựng lên, khiến cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn hơn.

Một điểm đáng chú ý là, kim ngạch xuất khẩu của năm 2009 nếu trừ xuất khẩu vàng (trị giá 2 tỉ USD) thì chỉ đạt 54,5 tỉ USD. Do đó, nếu kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 59,9 tỉ USD tức là tăng tới 9,9% so với năm 2009. Đây là một con số rất cao trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động như hiện nay.

Vì vậy, một trong những điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu là công tác xúc tiến thương mại cũng sẽ được quan tâm hơn nữa trong năm 2010. Nhiều khả năng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho công tác xúc tiến xuất khẩu của năm 2010 sẽ tăng hơn nhiều so với mức 172 tỉ đồng của năm 2009. Đây sẽ là điều kiện tốt để các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp và địa phương thực hiện các chương trình tìm kiếm thị trường, bạn hàng xuất khẩu một cách hiệu quả hơn.

(Vinanet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường thịt và thực phẩm cuối năm sẽ ra sao?
  • Phân phối và bán lẻ: Không thể ‘bình chân như vại’
  • Nguy cơ kép xuất khẩu sang Mỹ
  • Kinh doanh ở thị trường nội địa cần chính sách hỗ trợ
  • Thận trọng FTA ASEAN - Trung Quốc
  • Ba năm và bài học về “cuộc chơi” chung
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng tối thiểu 10%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo