Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường thịt và thực phẩm cuối năm sẽ ra sao?

Thịt heo, bò nhập khẩu bán ở siêu thị Metro. Dự báo vào dịp cuối năm nay, giá thịt sẽ biến động theo hướng tăng do nguồn cung bị thiếu hụt. - tinkinhte.com
Thịt heo, bò nhập khẩu bán ở siêu thị Metro. Dự báo vào dịp cuối năm nay, giá thịt sẽ biến động theo hướng tăng do nguồn cung bị thiếu hụt. Ảnh: Lê Toàn.

Giá thịt và thực phẩm trong quí 3-2009 được đánh giá là khá bình ổn. Tuy nhiên, do nguồn cung và sức cầu của thị trường đang có sự dịch chuyển mạnh nên nhiều khả năng vào dịp cuối năm giá cả sẽ tiếp tục tăng trở lại.

Nguồn cung thịt nhập khẩu giảm 

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu thịt và các phụ phẩm từ đầu năm liên tục có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu thịt tháng 1-2009 giảm đến 60%, các tháng sau đó dao động từ 16-48%. Riêng tháng 8 và tháng 9, do chịu tác động của các văn bản mới (1167 và 1168 ban hành ngày 14-7) quy định về chất lượng thịt nhập khẩu nên tiếp tục có sự sụt giảm mạnh so với cùng kỳ (tháng 8 giảm 62,8% và tháng 9 giảm đến 66,1%).

Ngoài các quy định mới liên quan đến chất lượng thịt nhập khẩu, các cơ quan chức năng còn siết chặt các vấn đề liên quan đến chứng từ nhập khẩu trước khi cho thông quan hàng hóa cũng là nguyên nhân khiến thịt nhập khẩu trong quí 3-2009 bị giảm đáng kể. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến dự báo thịt nhập khẩu sẽ còn tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm.

Nguồn cung thịt nhập khẩu giảm có thể khiến giá thịt trên thị trường sẽ tăng trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, điều này được xem là cần thiết giúp người tiêu dùng tiếp cận nguồn thịt đạt tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và giúp ngành chăn nuôi phát triển lâu dài theo định hướng chuyển đổi cơ cấu và thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp.

Giá thấp do sức cầu yếu

Sức mua trên thị trường đầu quí 3-2009 tiếp tục ở mức thấp khiến cho giá thịt và thực phẩm tại các thị trường lớn không có sự dao động mạnh. Giá bán lẻ thịt lợn mông sấn tại TPHCM tháng 7-2009 giảm xuống chỉ còn 63.000 đồng/ki lô gam. Tại thị trường Hà Nội, giá bán lẻ thịt lợn mông sấn trong quí 3-2009 giảm mạnh xuống 53.000 đồng/ki lô gam, thấp hơn quí 2 khoảng 14%. Giá gà ta làm sẵn tại Hà Nội trong tháng 8 cũng xuống còn 77.500 đồng/ki lô gam (giảm 7,2% so với tháng 7 và 12,5% so với tháng 6). Tháng 9, giá gà ta làm sẵn tại thị trường Hà Nội tiếp tục giảm thêm 2.500 đồng/ki lô gam so với tháng 8, xuống còn 75.000 đồng/ki lô gam.

 Giá thịt ở thời điểm cuối tháng 6, đầu tháng 7 rớt mạnh và quí 3-2009 bị ghìm ở mức thấp chủ yếu là do sức mua tại các thị trường lớn đang trong chu kỳ thấp, kéo giá bán lẻ của hầu hết các sản phẩm thịt trên thị trường xuống, gây áp lực đến giá xuất chuồng của các sản phẩm thịt hơi. Giá xuất chuồng liên tục rớt trong một thời gian dài trong khi chi phí đầu vào cho chăn nuôi lại không hạ đã đẩy người nuôi vào cảnh thua lỗ. Theo số liệu báo cáo tháng 9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chăn nuôi trong quí 3 tuy vẫn tăng trưởng nhưng mức tăng không cao. Điều này được dự báo sẽ đe dọa đến thị trường thịt và thực phẩm những tháng cuối năm, khi sức mua có nhiều khả năng hồi phục. Bởi với đặc thù chăn nuôi theo phong trào của nước ta thì sau chu kỳ giá giảm bao giờ thị trường cũng hồi phục trở lại với mức tăng giá chóng mặt vì nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu.

Triển vọng thị trường

Cuối năm, sức mua của thị trường luôn có xu hướng tăng cao khiến giá một số hàng hóa thiết yếu như gạo, thịt, thực phẩm, rau củ quả… được đà tăng theo. Nền kinh tế trong nước cuối năm nhìn chung đang có dấu hiệu phục hồi. Điều này sẽ giúp sức mua của thị trường tăng nhanh hơn, nhưng đó có thể cũng không phải là nguyên nhân chính khiến giá các mặt hàng thịt, thực phẩm bị đẩy lên vào cuối năm. Theo nhận định của AGROMONITOR, giá thực phẩm cuối năm tăng chủ yếu là do nguồn cung bất ổn. Và sự hạn chế của thịt nhập khẩu, trận mưa lũ lịch sử tại miền Trung và Tây Nguyên hồi cuối tháng 9 và đầu tháng 11, cùng với việc quy mô chăn nuôi không cao, con giống khan hiếm và giá thức ăn chăn nuôi tăng được là những nguyên nhân chính khiến nguồn cung thịt cuối năm và dịp Tết bất ổn.

Sức mua những tháng cuối năm được Bộ Công Thương dự báo sẽ tăng nhưng không quá nóng. Do đó, giá  một số mặt hàng thịt, thực phẩm cũng sẽ tăng nhưng ở mức thấp. Theo số liệu của AGROMONITOR, giá một số thực phẩm chính như thịt lợn mông sấn, thịt bò đùi trong quí 4-2009 sẽ tăng từ 3-5%. Riêng thịt gà sẽ có mức tăng cao hơn (khoảng 4-6%) do nguồn cung trong nước khó có thể bù đắp được sự thiếu hụt nguồn cung từ thịt nhập khẩu.

Việc một số hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn tăng giá tại thời điểm các hộ nuôi heo và gia cầm đang tập trung đầu tư phục vụ dịp Tết Canh Dần sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi trong thời gian tới. AGROMONITOR dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi trong quí 4-2009 sẽ ở mức thấp, tăng chưa đến 4% so với quí 3. Thời điểm cuối năm, khi sức  mua tăng mạnh sẽ là cơ hội để người nuôi đẩy giá bán lên, bù đắp chi phí đầu vào. Do đó, giá thịt, thực phẩm vào dịp Tết Canh Dần khó có thể được giữ ở mức bình ổn, ngay cả khi chính quyền TPHCM và Hà Nội đã có những kế hoạch dự trữ hàng để bình ổn thị trường.

(Theo Bùi Minh Nguyệt - Phạm Quang Diệu // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Phân phối và bán lẻ: Không thể ‘bình chân như vại’
  • Nguy cơ kép xuất khẩu sang Mỹ
  • Kinh doanh ở thị trường nội địa cần chính sách hỗ trợ
  • Thận trọng FTA ASEAN - Trung Quốc
  • Ba năm và bài học về “cuộc chơi” chung
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng tối thiểu 10%
  • Cạnh tranh không lành mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo