Kiểm tra khăn xuất khẩu tại Công ty Dệt Phong Phú (Tổng Công ty Dệt may Việt Nam) |
Suythoái kinh tế toàn cầu kéo theo hệ lụy giảm thiểu tiêu dùng và "dìm"hoạt động xuất khẩu của hầu khắp các quốc gia. Việt Nam cũng không phảilà ngoại lệ với kết quả xuất khẩu trong 8 tháng qua giảm 14,2% so vớicùng kỳ năm ngoái. Đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới là đòi hỏicấp thiết…
Xuất khẩu gặp khó
TheoBộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu của cả nước 8 tháng qua đạt 37,3 tỷUSD, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, khu vực 100% vốntrong nước đạt kim ngạch 22,8 tỷ USD, giảm 18%; khu vực có vốn đầu tưnước ngoài đạt kim ngạch 14,5 tỷ USD, giảm 7,3%. Đáng lưu ý là, tuy giáxuất khẩu gần đây của dầu thô trên thị trường thế giới có nhích lên vàgiá một vài hàng hóa khác có hướng tăng dần, nhưng nhìn chung giá cảhàng hóa xuất khẩu 8 tháng vẫn còn ở mức thấp so với cùng kỳ dẫn đếnkim ngạch xuất khẩu năm nay giảm nhiều. Giá xuất khẩu bình quân của cácmặt hàng nông sản đều giảm khiến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này giảmkhoảng 2,25 tỷ USD. Nhóm nhiên liệu, khoáng sản đạt kim ngạch 5,57 tỷUSD, giảm 43,2% so với cùng kỳ. Đáng chú ý là lượng xuất khẩu dầu thôtăng 8% nhưng do giá giảm 53%, nên trị giá xuất khẩu giảm 48%; than đágiảm cả về lượng và giá đã làm cho trị giá xuất khẩu giảm 22%... TheoThứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên, hiện xuất khẩu các mặthàng nông sản, khoáng sản đã huy động tối đa về sản lượng (tăng hầu hếtcác mặt hàng nông sản, dầu thô so với cùng kỳ) nhưng do giá xuất khẩubình quân giảm mạnh nên đã ảnh hưởng lớn đến kim ngạch chung.
Phântích từ các thị trường trọng điểm cho thấy, xuất khẩu sang Hoa Kỳ,Ca-na-đa, nhiều nước trong khối EU như Anh, Pháp, Đức, Bỉ... đều bịgiảm. Thị trường châu Á đạt kim ngạch 13 tỷ USD, trong đó: thị trườngNhật Bản đạt 3,3 tỷ USD, giảm tới 34,8% so với cùng kỳ; thị trườngTrung Quốc đạt 2,38 tỷ USD, giảm 9,8%; thị trường ASEAN đạt 5,1 tỷ USD,giảm 21,7%; thị trường Ô-xtrây-li-a đạt 1,46 tỷ USD, giảm 45,8%...
Phấn đấu mỗi tháng xuất khẩu 5,7-5,8 tỷ USD
BộCông thương nhận định, trong những tháng còn lại của năm 2009, mặc dùtình hình kinh tế thế giới có thể có những tín hiệu tích cực, nhưng dựkiến phải đến cuối năm hoặc đầu năm 2010 mới có thể hồi phục. Bên cạnhđó, số các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp ngày càng tăng khicác nước nhập khẩu quan tâm hơn đến việc giành lại thị trường cho doanhnghiệp trong nước, càng gây khó khăn cho các ngành hàng phụ thuộc phầnlớn vào xuất khẩu của ta. Nhiều sản phẩm công nghiệp tuy đã có sự hồiphục nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức thấp…
Chínhphủ đã kịp thời ban hành nhiều biện pháp ngăn chặn đà suy giảm kinh tế,ổn định sản xuất, kích cầu đầu tư, tiêu dùng. Các biện pháp này bướcđầu đã phát huy tác dụng, được cộng đồng DN đón nhận, là cơ hội tốt chocác đơn vị tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh để duy trì hoạt động và tiếptục phát triển. Vì vậy, trong tháng 5, tháng 6, tháng 7, hoạt động sảnxuất của một số đơn vị đã có dấu hiệu hồi phục như giấy, dệt may, dagiày… góp phần vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. Cácmặt hàng khác như da giày, đồ gỗ, linh kiện điện tử, máy tính, dây cápđiện, sản phẩm cơ khí… vẫn có thể tăng trưởng hơn do nhu cầu và mộtphần giá cả đang được cải thiện trên thị trường thế giới.
Đểcó thể đạt được tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 bằng mức thực hiệnnăm 2008 thì 4 tháng cuối năm phải đạt kim ngạch xuất khẩu bình quân từ5,7-5,8 tỷ USD/tháng và muốn vượt mức thực hiện của năm trước đươngnhiên kết quả mỗi tháng phải đạt cao hơn. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề,đòi hỏi sự nỗ lực của các hiệp hội ngành hàng, DN dưới sự điều hành,quyết liệt cùng những giải pháp đồng bộ, thiết thực của các bộ, ngành.
(Theo HồngSơn // Hanoimoi Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com