Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng tiểu ngạch dè chừng, chính ngạch tăng tốc

Hàng tiêu dùng thiết yếu tăng, tỷ giá biến động sẽ khiến người tiêu dùng cân nhắc kỹ hơn trong việc chi tiêu, mua sắm - Ảnh: M.Tâm

Trước những diễn biến của tỷ giá đồng đô la Mỹ, nhân dân tệ, các đầu mối nhập khẩu hàng qua đường tiểu ngạch tính chuyện giảm lượng, giãn lần hàng về do giá cao, thị trường ảm đạm. Trong khi đó, hàng chính ngạch vẫn nhập về bình thường, thậm chí tăng tốc nhằm chuẩn bị cho mùa Tết sắp tới.

Hàng tiểu ngạch từ Trung Quốc dè chừng

Anh Cường, một đầu mối nhập khẩu các loại thiết bị điện tử từ Trung Quốc như máy nghe nhạc MP3, các loại tai nghe, camera theo dõi dùng trong gia đình cho hay, hàng hiện nay đang bán rất chậm do giá tăng theo tỷ giá. Chính vì vậy, anh phải giảm số lượng hàng nhập về lẫn tần suất nhập. Anh Cường nói: “Lâu nay, không chỉ tôi mà cả nhiều bạn hàng chỉ dám 2 tuần nhập một chuyến hàng, lượng cũng giảm đi gần phân nửa do thị trường ảm đạm”.

Theo anh Cường, nguyên nhân của tình trạng này chính từ việc giá hàng nhập về tăng thêm gần 10%, giá bán ra theo đó phải tăng lên nên khách hàng giảm đi. Ngoài ra, đây cũng là mùa thấp điểm mua bán trong năm. Hiện nhân dân tệ trên thị trường tự do có giá 2.980 đồng (tăng hơn 20 đồng so với trước đó) là lý do khiến hàng tiểu ngạch tăng giá.

Theo chủ cửa hàng Thanh Lam, chuyên bán sỉ các loại giày dép tại Trung tâm thương mại An Đông, quận 5, TPHCM, giá hàng từ Trung Quốc đưa về được đến chợ đã tăng hàng chục ngàn đồng/đôi. “Mấy bạn hàng nghe báo giá cao lập tức giảm số lượng so với bình thường. Họ nói, hàng giá cao, khó bán mà lời ít”, chủ cửa hàng nói.

Trong khi đó, ở mặt hàng đồ chơi trẻ em, loại hàng vốn có tới 70 - 80% là nhập qua con đường tiểu ngạch từ Trung Quốc, nhiều đầu mối nói rằng gần như ngừng nhập hàng vì nhiều lý do. Thứ nhất là đồng nhân dân tệ tăng giá, hàng về đến Việt Nam đã tăng thêm vài ngàn đồng/món trong khi sức mua thì chậm. Thứ hai, quan trọng hơn là lo sợ việc kiểm tra dán nhãn hợp quy CR của cơ quan chức năng.

Hàng chính ngạch tăng tốc cho dịp Tết

Theo một số doanh nghiệp nhập khẩu hàng gia dụng, thực phẩm qua con đường chính ngạch, hàng ngoại tuy bị ảnh hưởng bởi tỷ giá nhưng việc nhập khẩu vẫn phải đẩy mạnh vì vào mùa chuẩn bị hàng Tết.

Đại diện một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu các thiết bị điện máy, điện lạnh gia dụng từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia không đồng ý nêu tên nói rằng, đây là thời điểm tích trữ hàng bán dịp Tết, nên việc nhập khẩu vẫn đang và sẽ diễn ra bình thường trong vòng 2-3 tháng tới. Lượng hàng nhập về dồi dào từ các hợp đồng mua hàng ký từ các tháng trước.

Theo ông này, doanh nghiệp nhập khẩu đã chịu tác động trực tiếp từ việc tăng giá của đồng đô la Mỹ. “Hầu hết hợp đồng của các công ty nhập khẩu điện máy đều được thanh toán sau khi ký kết từ 1 - 3 tháng. Do vậy, thời điểm này thanh toán cho các hợp đồng ký trước đó là đã phải trả tiền thêm”, ông này nói.

Tuy nhiên, vị này cũng nhận định, lượng hàng nhập khẩu có thể giảm vào khoảng tháng 2, 3, 4 năm sau do các hợp đồng đó hiện đang được ký kết vào đúng lúc này, tỷ giá cao và triển vọng thị trường sau Tết không hề tốt.

Ông Huỳnh Hữu Tuấn, đại diện Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đông Hưng, đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị Citimart cho biết, công ty này thậm chí còn tăng thêm lượng hàng nhập khẩu về dù nhiều mặt hàng tăng giá. Hiện Đông Hưng trực tiếp nhập khẩu khoảng 10% lượng hàng bán trong siêu thị như socola, bánh kẹo, đồ hộp, nước trái cây… “Sắp tới, hệ thống Citimart có thêm 3 siêu thị tại quận 2 (cao ốc An Khang), quận 7 (tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai) và quận 1 (Zen Plaza) nên cần thêm hàng để cung cấp”, ông Tuấn cho biết. 

Trái cây như chuối Dole nhập khẩu từ Philippines cũng sẽ tăng giá - Ảnh: M. Tâm

Từ phía các nhà bán lẻ, một số siêu thị hàng tiêu dùng và trung tâm điện máy khẳng định, lượng hàng nhập khẩu đang được các nhà cung cấp chào bán cho dịp Tết rất nhiều, thậm chí còn tăng vọt so với năm ngoái.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, Tổng giám đốc hệ thống siêu thị Maximart nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online qua điện thoại rằng, các doanh nghiệp đang “xúm nhau” nhập hàng về, bằng chứng là lượng hàng chào với siêu thị nhiều hơn hẳn so với mọi năm. “Năm ngoái, hàng nhập khẩu sụt mạnh nhưng năm nay thì khác hẳn, tăng trở lại thêm vài chục phần trăm”, bà Hồng cho hay.

Bà Nguyễn Thị Quyền, Phó giám đốc tiếp thị Công ty Thiên Nam Hòa, chủ sở hữu hệ thống trung tâm điện máy và nội thất Thiên Hòa cũng khẳng định, cho đến thời điểm này các loại hàng nhập khẩu do các nhà phân phối cung cấp vẫn dồi dào.

Các doanh nghiệp nhập khẩu cho biết, do các yếu tố đầu vào biến động nên sẽ cân nhắc tăng giá bán lẻ. Tuy nhiên, điều chỉnh giá là động thái không có lợi cho hoạt động kinh doanh, nhất là trong những thời điểm nhạy cảm của thị trường, nên phải suy nghĩ kỹ. 

Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hiện cũng chịu tác động mạnh về giá. Giá các loại nguyên liệu nhập về không chỉ tăng vì tỷ giá thay đổi mà còn tăng từ chính đối tác bán hàng. Nguyên nhân là có rất nhiều loại nguyên liệu trên thế giới đang thiếu hụt, khan hiếm hàng trong khi nhu cầu nhiều. Do vậy, giá của nhiều loại mặt hàng sản xuất trong nước nhưng phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ nước ngoài đã, đang và sẽ có những đợt điều chỉnh giá. Các siêu thị cho biết, bánh kẹo, hóa mỹ phẩm, đồ dùng nhựa là các mặt hàng đã có thông báo tăng giá từ 5-15%. Giá mới được áp dụng trong tháng 10.

(Theo Minh Tâm // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường cuối năm: Vẫn nỗi lo ghìm giá
  • Thép và xăng dầu “ngoài vùng phủ sóng” thanh tra
  • Cái khó, khó gỡ!
  • Hết hàng xuất khẩu khi giá tăng cao
  • ICO dự báo niên vụ cà phê toàn cầu 2010-2011 sẽ giảm về lượng và giá
  • Giá tiếp tục tăng cao!
  • Tìm cách quản lý giá
  • Xuất khẩu khó vì lạm phát cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo