Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hiệp định AITIG sẽ tạo động lực cho quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ

 Ngày 12/1 tại Hà Nội, Bộ Công thương phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn Độ (AITIG). Hội thảo giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về Hiệp định; tìm hiểu thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của thị trường 2 nước; những cơ hội và thách thức của Hiệp định mang lại cho các doanh nghiệp.

Theo Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, Ấn Độ đang tích cực triển khai đàm phán thương mại tự do hay Hiệp định ưu đãi mậu dịch với những nước, nền kinh tế và các khối kinh tế cũng như đàm phán với các đối tác quan trọng để khởi động lại vòng đàm phán Đôha về thương mại đa phương. Hiệp định thương mại tự do sẽ có tác động mạnh mẽ trong thời gian tới.
 
Hiệp định AITIG có hiệu lực từ ngày 1-1-2010 và thuế suất các mặt hàng điều chỉnh bởi hiệp định này sẽ giảm xuống 0% trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2016; đồng thời sẽ xoá bỏ thuế nhập khẩu đối với 5.000 mặt hàng công nghiệp và nông nghiệp, tương đương 80% số lượng các mặt hàng trao đổi thương mại giữa hai bên trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016. Hiệp định này có vai trò quan trọng với đối ASEAN, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn khủng hoảng; đồng thời, sẽ mở ra cơ hội liên kết thương mại giữa khối ASEAN và Ấn Độ, một thị trường đầy tiềm năng trong khu vực châu Á.
 
Ấn Độ là nước rất thành công trong cải cách kinh tế từ năm 1991 và đang khẳng định vị thế như một cường quốc tại khu vực và trên thế giới. ASEAN là bạn hàng lớn thứ tư của Ấn Độ, sau Liên minh Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Năm 2008, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Ấn Độ và ASEAN đạt 47 tỷ USD.
 
Theo số liệu thống  kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ trong 11 tháng đầu năm 2009 đạt 361.180.276 USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2008. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là: nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; cà phê; hạt tiêu; than đá; quặng và khoáng sản. Và nhập khẩu hàng hoá từ Ấn Độ đạt 1.467.202.470 USD trong 11 tháng đầu năm 2009. Những mặt hàng nhập khẩu chính là: thức ăn gia súc và nguyên liệu; dược phẩm; sắt thép các loại; kim loại thường khác; chất dẻo nguyên liệu; thuốc trừ sâu và nguyên liệu và nguyên phụ liệu dệt, may, da giày.
 
Thống kê xuất khẩu hàng hoá Việt  Nam sang Ấn Độ 11 tháng đầu năm 2009

Mặt hàng
ĐVT
Lượng
Trị giá (USD)
Tổng
 
 
361.180.276
Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện
USD
 
39.273.611
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng
USD
 
35.208.210
Cà phê
Tấn
14.120
19.574.359
Than đá
Tấn
117.823
14.804.599
Hạt tiêu
Tấn
5.926
14.236.157
Hàng dệt may
USD
 
13.733.107
Quặng và khoáng sản khác
Tấn
189.205
13.248.000
Sp hoá chất
USD
 
12.050.441
Phương tiện vận tải và phụ tùng
USD
 
9.229.071
Chè
Tấn
7.890
8.952.554
Cao su
Tấn
5.843
8.872.126
Chất dẻo nguyên liệu
Tấn
10.457
8.763.529
Hoá chất
USD
 
8.540.196
Gỗ và sp gỗ
USD
 
8.450.892
Sắt thép các loại
Tấn
8.358
6.524.857
Sp từ sắt thép
USD
 
5.612.065
Giày dép các loại
USD
 
5.529.443
Sp từ chất dẻo
USD
 
2.667.403
SP từ cao su
USD
 
1.254.199

Tuy nhiên, thương mại song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam còn khiêm tốn so với tổng kim ngạch thương mại của hai nước. Hy vọng, hiệp định này sẽ tạo động lực cho quan hệ thương mại song phương khi cả hai nước đều đạt được tăng trưởng cao những năm gần đây./.

(Vinanet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Bốn chuyển biến tích cực sau khi gia nhập WTO
  • Việt Nam: Triển vọng thương mại từ ACFTA
  • Điều hành giá năm 2010: Không thể chủ quan
  • Thị trường thực phẩm sẽ đối mặt nhiều áp lực
  • Làm gì để phát triển nhân lực thương mại điện tử?
  • Giao dịch biên mậu với Trung Quốc: "trâu chậm uống nước đục!"
  • Hiệp định FTA Trung Quốc - ASEAN: Cơ hội lớn thúc đẩy thương mại
  • Nhật Bản - Thị trường tiềm năng của nông sản Việt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo