Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Làm gì để phát triển nhân lực thương mại điện tử?

Hội thảo quốc tế “Thương mại điện tử và phát triển nguồn nhân lực” - tinkinhte.com
Hội thảo quốc tế “Thương mại điện tử và phát triển nguồn nhân lực”
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) vừa tổ chức Hội thảo quốc tế “Thương mại điện tử và phát triển nguồn nhân lực” tại Hà Nội.

 Sau 3 năm thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006–2010, có 49 trường đang triển khai đào tạo về thương mại điện tử, trong đó có 30 trường đại học và 19 trường cao đẳng.

Trong số đó có 2 trường đã thành lập khoa thương mại điện tử, 11 trường thành lập bộ môn thương mại điện tử và 36 trường cử giảng viên của trường hoặc mời giảng viên thỉnh giảng dạy môn thương mại điện tử. Về phương pháp tiếp cận đào tạo, có 30 trường tiếp cận theo hướng kinh doanh và 19 trường tiếp cận theo hướng công nghệ thông tin.

Về giảng viên, chỉ có 15% trường có giảng viên được đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử, 45% trường có giảng viên ngành khác được bồi dưỡng thêm về thương mại điện tử và gần 50% trường có giảng viên tự nghiên cứu để giảng dạy thương mại điện tử. Đối với giáo trình giảng dạy, chỉ có 13 trường có quy định thống nhất, 36 trường do giảng viên tự biên soạn, nguồn tài liệu chủ yếu để biên soạn giáo trình là các sách thương mại điện tử của nước ngoài.

Nhìn vào thực trạng này, PGS.TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Trường đại học Mở Tp.HCM bình luận rằng, với tỷ lệ 2 trường mở chuyên ngành thương mại điện tử, các trường khác chỉ dạy môn thương mại điện tử trong hệ thống các môn học của ngành kinh tế là khá khiêm tốn. Nếu lấy con số cả nước hiện có 350.000 doanh nghiệp, trong đó khoảng 95% có quy mô nhỏ và vừa, với mục tiêu 80% doanh  nghiệp vừa và nhỏ biết tới tiện ích của thương mại điện tử và có giao dịch B2B hoặc B2C như Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 đề ra thì nếu mỗi doanh nghiệp cần ít nhất 1 kỹ thuật viên thương mại điện tử, tổng số kỹ thuật viên cần có vào năm 2010 khoảng 250.000 người.

Làm sao để có được số lượng đó khi mà 2 trường có đào tạo chuyên về thương mại điện tử chỉ có thể đáp ứng 0,1% nhu cầu?

Hầu hết các dự án lớn đều là dự án có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. Vì vậy, phát triển thương mại điện tử đòi hỏi phải có một thị trường nhân lực có chất lượng và lành mạnh kèm theo một môi trường pháp lý phù hợp. “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải được quan tâm ở 3 khía cạnh. Một, năng lực nghiên cứu thị trường, xác định được sản phẩm và dịch vụ tiềm năng trở thành sản phẩm thương mại. Hai, năng lực nghiên cứu phát triển, sở hữu các công nghệ cao để phát triển các sản phẩm mẫu. Ba, năng lực sản xuất, triển khai hàng loạt sản phẩm thương mại từ sản phẩm mẫu” – TS. Trần Minh, Phó viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam kiến nghị.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng cần phải có một nghiên cứu đầy đủ nhằm dự báo nhu cầu nhân lực thương mại điện tử sau năm 2010 để có cơ sở lập kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại điện tử cho giai đoạn tiếp theo. Trong khi đưa ra kiến nghị cần phải hoạch định chiến lược đào tạo bao nhiêu, đào tạo nội dung gì thì cần phải xem xét lại phương thức tổ chức triển khai thương mại điện tử và cách sử dụng nhân lực công nghệ thông tin nói chung, nhân lựcthương mại điện tử nói riêng tại các doanh nghiệp.

Một giải pháp hữu hiệu là cần khuyến cáo doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử nghiên cứu định hướng thuê ngoài các dịch vụ liên quan đến triển khai và vận hàng thương mại điện tử. Chiến lược, chương trình, chính sách đào tạo nhân lực thương mại điện tử của Việt Nam cần được định hình từ phương thức sử dụng nhân lực thương mại điện tử của doanh nghiệp

Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin cho biết, trong số 108 trường tham gia điều tra, có 33 trường dự định xây dựng ngành thương mại điện tử và 52 trường dự kiến sẽ triển khai đào tạo thương mại điện tử trong tương lai gần.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Trưởng khoa thương mại điện tử (Trường đại học Thương mại), sau 5 năm tiến hành đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử mặc dù đã đạt được một số kết quả ban đầu, nhưng quá trình tiếp tục phát triển và triển khai chương trình đào tạo thương mại điện tử còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại như kết cấu và nội dung chương trình đào tạo, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ giảng day, tình trạng thiếu nguồn lực tài chính trong nhà trường, tài liệu học tập chưa chuẩn hóa...

(Theo Hồng Thoan // Vneconomy)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Giao dịch biên mậu với Trung Quốc: "trâu chậm uống nước đục!"
  • Hiệp định FTA Trung Quốc - ASEAN: Cơ hội lớn thúc đẩy thương mại
  • Nhật Bản - Thị trường tiềm năng của nông sản Việt
  • Dự báo nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ năm 2010 sẽ khả quan hơn
  • Thị trường thực phẩm năm 2010 sẽ đối mặt nhiều áp lực
  • Dự kiến cán cân thương mại năm 2010
  • Thị trường thịt và thực phẩm cuối năm sẽ ra sao?
  • Phân phối và bán lẻ: Không thể ‘bình chân như vại’
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo