Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giao dịch biên mậu với Trung Quốc: "trâu chậm uống nước đục!"

Trung tâm Thương mại Sài Gòn-Tân Thanh cách đường biên giới 30 mét do Công ty cổ phần Tam Thanh do ông Nguyễn Xuân Tiến làm tổng giám đốc - tinkinhte.com
Trung tâm Thương mại Sài Gòn-Tân Thanh cách đường biên giới 30 mét do Công ty cổ phần Tam Thanh do ông Nguyễn Xuân Tiến làm tổng giám đốc-Ảnh: Hồng Văn

Trước khi cùng bạn bè hùn vốn mở Công ty cổ phần Tam Thanh đầu tư Trung tâm Thương mại Sài Gòn-Tân Thanh ở khu cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn cách nay hơn 7 năm, ông Nguyễn Xuân Tiến, một nhà đầu tư ở TPHCM đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho công việc làm ăn, kinh doanh với các đối tác Trung Quốc.

Một người con của ông được ông đưa đi du học nước ngoài trước khi ông ra Lạng Sơn đầu tư nhưng không phải ở Mỹ, Úc hay châu Âu, mà là du học bên Trung Quốc. Nhiệm vụ mà ông giao cho người con của mình không chỉ là tấm bằng, mà ngoài việc thông thạo tiếng Hoa, người con còn phải rành rẽ luật pháp, tập quán kinh doanh và tìm hiểu thị trường của quốc gia đông dân nhất thế giới này.

"Cái gì mình cũng chậm"

“Khi tôi nhận giấy phép đầu tư trung tâm thương mại ở cửa khẩu Tân Thanh cách nay hơn 7 năm, ở đó ngổn ngang lắm, dân cư trong khu vực thì nghèo, nhà lá tạm bợ, trong khi ở phía bên kia là khu kinh tế cửa khẩu Pò Chài của Trung Quốc, họ đã đầu tư bài bản”, ông kể lại.

Điều làm ông Tiến tâm tư không phải là những khó khăn trong quá trình ông đầu tư xây dựng trung tâm thương mại Sài Gòn- Tân Thanh mô phỏng theo chợ Bến Thành nổi tiếng ở TPHCM chỉ cách đường biên vài chục mét, mà là sự phát triển không tương xứng ở hai bên cửa khẩu.

Bây giờ, khu vực cửa khẩu Tân Thanh trông có vẻ sầm uất hơn trước rất nhiều, như một đô thị thương mại nhỏ ở biên giới, với trung tâm thương mại, khách sạn, các dịch vụ kho bãi phục vụ cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh.

“Trước kia bên mình chưa đầu tư gì, nhà cửa, chợ búa tạm bợ thì bên Pò Chài họ đã có trung tâm thương mại cao ngất mà tới cửa khẩu bên phía Việt Nam cách cả cây số ai cũng nhìn thấy. Đường sá thì họ đã xây dựng ngang dọc như ô bàn cờ, kèm theo là cửa hàng, kho bãi buôn bán sầm uất để đưa hàng sang Việt Nam”, ông nói.

Tới khi bên phía Tân Thanh của Việt Nam đầu tư xây dựng sầm uất hơn trước thì ở bên kia biên giới, các con đường cao tốc từ sâu trong nội địa Trung Quốc nối tới các cửa khẩu giáp biên với Việt Nam đã xong. Còn bên Việt Nam, đường sá, cầu cống vẫn chẳng có gì mới mẻ.

Là nhà kinh doanh thương mại ở biên giới nên ông Tiến nghiên cứu, tìm hiểu khá kỹ việc phát triển  thương mại ở phía bên kia và ông bức xúc: “Cái gì mình cũng chậm hơn họ, từ hạ tầng thương mại, giao thông, tới cả chính sách phát triển giao thương biên mậu, mình cũng đi sau họ”.

Còn họ thì nhanh nhạy

Tòa nhà cao tầng trong ảnh là một trung tâm thương mại phía Pò Chài của Trung Quốc, nằm cách đường biên giới chưa đầy 20 mét mà cách cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn cả 1.000 mét ai cũng nhìn thấy. Tòa nhà này cùng với đường sá ờ Pò Chài được đầu tư bài bản, trong khi phía Tân Thanh của Việt Nam thì chẳng đáng kể.

Không chỉ ông Tiến là một doanh nhân, nhìn nhận chính sách phát triển giao thương biên mậu của hai bên biên giới quá chênh lệch, mà ngay cả cơ quan quản lý nhà nước cũng công nhận.

Vụ Thương mại miền núi, Bộ Công Thương, trong một hội thảo gần đây đã cho biết, trong thời gian qua, Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh phát triển biên mậu với các nước trong khu vực, đặc biệt là với Việt Nam.

Có thể nói Trung Quốc đã có cơ chế chính sách biên mậu linh hoạt, phù hợp với từng tỉnh giáp biên với Việt Nam nên đã tận dụng hiệu quả những ưu đãi trong phương thức kinh doanh biên mậu để đẩy mạnh phát triển kinh tế cho các tỉnh biên giới của họ. Quốc Vụ viện Trung Quốc đã phê duyệt “Chương trình xúc tiến phát triển kinh tế - thương mại tại vùng biên giới”.

Kế đó hai năm trước, Trung Quốc đã ban hành thông tư số 90/2008 về việc tăng cường chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế - thương mại tại vùng biên giới, áp dụng từ ngày 1-11-2008, trong đó bao gồm các giải pháp ưu đãi về tài chính, thuế quan và đầu tư.  

Chính phủ Trung Quốc hiện áp dụng giải pháp phát triển biên mậu từ ngân sách bằng cái gọi là  “Chi chuyển vốn chuyên ngành” (ngân sách dành riêng cho phát triển kinh tế - thương mại tại vùng biên giới), đồng thời tăng mức vốn hỗ trợ theo từng năm và biện pháp này dùng để hỗ trợ sự phát triển biên mậu và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh biên mậu.

Còn với cư dân biên giới, phía Trung Quốc đã nâng định mức miễn thuế nhập khẩu đối với trao đổi hàng hóa của cư dân từ 3.000 nhân dân tệ lên 8.000 nhân dân tệ/người/ngày (tương đương 20 triệu đồng hoặc 1.200 đô la Mỹ).

Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới đất liền dài khoảng 1.400 km trải dài từ Đông sang Tây qua 7 tỉnh của Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc.

Hiện nay, biên giới đất liền giữa hai nước có 21 cặp cửa khẩu, trong đó có 5 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu chính, 14 cửa khẩu phụ và hàng chục đường mòn, lối mở biên giới phục vụ cho giao thương của doanh nghiệp và cư dân khu vực biên giới hai nước.

Trong khi đó, theo ông Tiến, bà con cư dân ở Tân Thanh trao đổi hàng hóa với Trung Quốc được miễn thuế trước chỉ có 500.000 đồng/người/ngày, thua cả chục lần với cư dân phía Trung Quốc, nay Việt Nam tăng lên 2 triệu đồng thì vẫn còn thua cả chục lần.  

“Có vẻ nhà nước lo ngại Việt Nam đã nhập siêu từ Trung Quốc mà nâng mức miễn thuế hàng nhập khẩu cho cư dân biên giới, sẽ tăng nhập siêu, mà quên đi rằng không cư dân nào qua bên Trung Quốc mua hàng mang về Việt Nam bán mà khi đi tay không cả”, ông Tiến cho hay.

Do vậy nên hiện nay, nhiều địa phương giáp biên với Trung Quốc đang đề nghị Chính phủ nâng mức hàng miễn thuế lên chí ít cũng 10 triệu đồng, bằng 50% so với cư dân Trung Quốc và nếu nhà nước lo ngại nhập siêu thì có thể ban hành danh mục hàng hóa riêng cho chính sách miễn thuế.  

Theo Vụ Thương mại miền núi, việc phát triển chợ, trung tâm thương mại ở biên giới giáp Việt Nam được Trung Quốc thực hiện cả chục năm qua thì Việt Nam gần như chưa có gì, ưu đãi cho nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu cũng chẳng có gì khác so với ưu đãi thu hút đầu tư trong nội địa.

Mãi tới ngày 6-1 năm nay, Chính phủ mới phê duyệt đề án phát triển thương mại nông thôn tới năm 2015 và định hướng 2020, trong đó có thu hút đầu tư hơn 1.500 tỉ đồng để cải tạo, nâng cấp 142 chợ biên giới và xây thêm 276 chợ, trung tâm thương mại biên giới.  

Ngoài ra, còn nhiều chính sách phát triển giao thương biên mậu mà Việt Nam luôn đi sau, thậm chí là chưa có nếu so với Trung Quốc. Chẳng hạn, Trung Quốc ưu tiên doanh nghiệp hoạt động biên mậu được hoàn thuế nếu mua bán với doanh nhân Việt Nam mà thanh toán bằng nhân dân tệ, bỏ các loại phí cho doanh nghiệp kinh doanh ở biên mậu…

(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Hiệp định FTA Trung Quốc - ASEAN: Cơ hội lớn thúc đẩy thương mại
  • Nhật Bản - Thị trường tiềm năng của nông sản Việt
  • Dự báo nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ năm 2010 sẽ khả quan hơn
  • Thị trường thực phẩm năm 2010 sẽ đối mặt nhiều áp lực
  • Dự kiến cán cân thương mại năm 2010
  • Thị trường thịt và thực phẩm cuối năm sẽ ra sao?
  • Phân phối và bán lẻ: Không thể ‘bình chân như vại’
  • Nguy cơ kép xuất khẩu sang Mỹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo