Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam: Triển vọng thương mại từ ACFTA

 Ngày 7/1/2010, từ thành phố Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã diễn ra lễ kỷ niệm sự kiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) được thiết lập đầy dủ. Bên cạnh các cơ hội, ACFTA cũng mang lại không ít thách thức cho các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.

Quá trình hình thành khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới này được phát động năm 2002 với việc ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc. Tiếp đó Hiệp định về Thương mại hàng hoá (2005), Hiệp định về Thương mại dịch vụ (2006), Hiệp định về Đầu tư (2009) lần lượt được ký kết, hình thành ba trụ cột hợp tác trong ACFTA.

Với gần 2 tỉ người tiêu dùng, ACFTA là thị trường có quy mô lớn nhất thế giới. Về GDP, với 2.000 tỷ đôla Mỹ, khu vực mậu dịch tự do này còn kém Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ, Liên hiệp châu Âu.  Liên tục từ năm 1992, ASEAN là bạn hàng lớn thứ năm của Trung Quốc. Kim ngạch thương mại hai khối đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 20% mỗi năm. Nếu năm 2003, (thời điểm trước khi thực hiện Chương trình Thu hoạch sớm) tổng kim ngạch ASEAN-Trung Quốc là 78,2 tỉ đôla Mỹ, thì năm 2008 con số này đã đạt trên 192 tỉ. ASEAN cũng đồng thời là một nhà đầu tư quan trọng vào thị trường Trung Quốc với trên 40 tỉ đôla Mỹ vốn đăng ký.

Với Việt Nam, cả ASEAN và Trung Quốc hiện đang là các đối tác thương mại hàng đầu. Tổng giá trị thương mại với các nước này chiếm tới 35% tổng kim ngạch thương mại của nước ta với thế giới.

Trị giá và tỷ trọng thương mại của Việt Nam với ASEAN và Trung Quốc trong tổng kim ngạch thương mại với thế giới (năm 2008)

Đơn vị: triệu USD

 ASEANTrung Quốc
Nhập khẩu19.476,824,5%15.652,119,7%
Xuất khẩu10.017,816,2%4.535,77,4%
Tổng kim ngạch29.494,620,9%20.187,814,1%

Trong ba hiệp định đã ký kết, những cơ hội rõ rệt nhất đối với Việt Nam liên quan tới Hiệp định Thương mại hàng hoá (TIG). Do hạn chế về năng lực, xuất khẩu dịch vụ và đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn thấp nên ta chưa tranh thủ được nhiều lợi ích từ các hiệp định dịch vụ và đầu tư.

Từ năm 2004, nông thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu được hưởng lợi từ Chương trình Thu hoạch sớm. Theo đó, các nhóm hàng từ chương 1 đến chương 8 của Biểu thuế (nhóm hàng nông, thủy sản) sẽ cắt giảm thuế trước khi chưa đạt được thoả thuận cắt giảm chung cho toàn bộ biểu thuế. Từ năm 2006, toàn bộ các mặt hàng này được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu sang Trung Quốc và ASEAN. Nông, sản, thuỷ sản là các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam và chiếm khoảng 28% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việc loại bỏ thuế quan bao gồm cả các dòng thuế trên 15% sẽ cải thiện đáng kể sức cạnh tranh của các mặt hàng này trên thị trường Trung Quốc.

Đối với các mặt hàng cắt giảm theo lộ trình thông thường, Việt Nam sẽ hoàn thành cắt giảm thuế xuống 0% vào năm 2015. Trong khi đó, từ 1-1-2010 Trung Quốc đã hoàn thành việc loại bỏ thuế quan với trên90% danh mục hàng hoá nhập khẩu từ ASEAN (ngoại trừ một số ít mặt hàng nhạy cảm). Như vậy, giai đoạn từ nay tới năm 2015 là cơ hội cho xuatá khẩu của Việt Nam khi hàng xuất khẩu của ta không phải chịu hàng rào thuế quan trong khi chúng ta vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định cho thị trường trong nước. Từ năm 2013, Việt Nam bắt đầu cắt giảm sâu hàng rào bảo hộ thuế quan để tiến tới loại bỏ thuế với khoảng 90% danh mục hàng hoá vào năm 2015. Đây sẽ  là giai đoạn thách thức cho các doanh nghiệp trong nước nếu chúng ta không tân dụng được các cơ hội ACFTA đang mở ra hiện nay.

Trên thực tế, từ năm 2004 thương mại với Trung Quốc tăng mạnh, nhưng xuất khẩu chậm hơn nhập khẩu dẫn tới tình trạng nhập siêu.

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc

(giai đoạn 2006-2008 đến 10 tháng đầu năm 2009)

Đơn vị: tỉ USD

NămXuất khẩuNhập khẩuXuất+nhập khẩuNhập siêu
 Trị giáTăng, giảm (%)Trị giáTăng, giảm (%)Trị giáTăng, giảm (%)Trị giáTăng, giảm (%)
20063.0302,37.3902710.42019,24.36154,7
20073.35610,712.5026915.858529.145109,7
20084.53635,1215.65225,220.18827,311.11621,5
10 tháng 20093.7146,2112.9215,0816.6365,339.2064,64

Nguyên nhân không phải do tác động trực tiếp của ACFTA. Bởi như phân tích ở trên, lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam chậm hơn năm năm so với Trung Quốc và chúng ta đang trong giai đoạn có lợi thế tăng kim ngạch xuất khẩu. Ngoại trừ các yếu tố khách hàng như sức cạnh tranh của hàng Trung quốc, chính sách tỷ giá đồng nhân dân tệ… thì nguyên nhân chính của thâm hụt thương mại là do sự hạn chế về năng lực của doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ nhất, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc  chủ yếu là nguyên liệu thô, hàm lượng chế biến thấp, do đó giá trị không cao. Ngoài ra, những mặt hàng này vốn đã có thuế rất thấp hoặc 0% nên không hưởng lợi nhiều từ ACFTA. Thứ hai, cơ cấu hàng hoá đơn gian, tập trung vào một số mặt hàng chính nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động thị trường. (Trên 40 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 triệu đôla Mỹ chiếm tới 80% toàn bộ kim ngạch xuất khẩu).

Sau năm năm ACFTA bắt đầu vận hành, vấn đề được mọi thành viên quan tâm là làm sao tận dụng hiệu quả các cơ hội từ tự do hoá thương mại theo các thoả thuận. Theo số liệu công bố của Ban thư ký ASEAN, chỉ khoảng 7% thương mại song phương được hưởng lợi từ cắt giảm thuế. Con số này của Việt Nam là trên 9%, đứng sau Thái Lan 11%.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng tốt hơn nữa các cơ hội của ACFTA, các quốc gia đều hướng tới những biện pháp tuyên truyền  quảng bá về nội dung cam kết, cải cách thủ tục và quy trình cấp Chứng nhận xuất xứ (C/O mẫu E) để giúp doanh nghiệp giảm chi phí…

Riêng đối với Việt Nam, ngoài các giải pháp chung nêu trên, cần có một sách lược dựa trên các lợi thế của quốc gia để giúp Việt Nam khai thác tốt hơn lợi ích của ACFTA. Mỗi nước ASEAN đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận thị trường Trung Quốc theo cam kết trong ACFTA nên mỗi quốc gia phải tự xác định và phát huy tốt lợi thế cạnh tranh của mình. Đối với Việt Nam, đó là vị trí địa lý tiếp giáp với khu vực phía Nam Trung Quốc. Lợi thế này giúp chúng ta rút ngắn thời gian, giảm chi phí vận chuyển… tới một thị trường đang phát triển và rất năng động. Bản thân Chính phủ Trung Quốc cũng có nhiều chính sách tạo điều kiện phát triển cho khu vực này bao gồm cả các cơ chế, chính sách tăng cường cơ hội giao thương, tiếp cận thị trường trongkhu vực Đông Nam Á.

(Vinanet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Điều hành giá năm 2010: Không thể chủ quan
  • Thị trường thực phẩm sẽ đối mặt nhiều áp lực
  • Làm gì để phát triển nhân lực thương mại điện tử?
  • Giao dịch biên mậu với Trung Quốc: "trâu chậm uống nước đục!"
  • Hiệp định FTA Trung Quốc - ASEAN: Cơ hội lớn thúc đẩy thương mại
  • Nhật Bản - Thị trường tiềm năng của nông sản Việt
  • Dự báo nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ năm 2010 sẽ khả quan hơn
  • Thị trường thực phẩm năm 2010 sẽ đối mặt nhiều áp lực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo