Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)

Trước việc Chính phủ Indonesia, dưới sức ép mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp, có thể sẽ quyết định hoãn việc thi hành một số điều khoản của hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), vì lo sợ những ngành như dệt may, da giày, sắt thép, của mình sẽ lâm vào cảnh khốn đốn dưới sức cạnh tranh của hàng giá rẻ của Trung Quốc tràn vào, khi thuế suất được đưa về mức 0% vào đầu năm nay, theo đúng lộ trình cam kết, Sài Gòn Tiếp Thị đã có cuộc trao đổi nhanh với các nhà quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp...

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Thu hoạch sớm, thiệt thòi sớm

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, người đã có nhiều năm theo dõi, nghiên cứu về tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam và tác động của nó đối với doanh nghiệp, đánh giá về hành động của Indonesia:

Mối lo của Indonesia rất thực tế, và chính đáng nhằm bảo vệ cho các doanh nghiệp của họ. Từ góc độ nghiên cứu, tôi nghĩ chắc chắn nhà nước họ phải xem xét. Đối với những nước đang phát triển như Indonesia, Việt Nam, hay các thành viên ASEAN khác, hễ ngành nào còn tương đối có thị trường trong nước là y như rằng chịu sức ép cạnh tranh rất mạnh từ Trung Quốc.

Việt Nam có thêm năm năm để chuẩn bị cho ACFTA, nhưng tôi vẫn thấy không yên tâm. Do khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu đã khó khăn hơn nhiều, nay miếng bánh ở thị trường nội địa lại có nguy cơ bị nhỏ lại bởi những hàng hoá giá rẻ từ Trung Quốc.

Với ACFTA, ngay từ khi thực hiện ở giai đoạn thu hoạch sớm, Việt Nam thiệt nhiều hơn lợi. Hàng Việt Nam bán sang Trung Quốc, vốn đã quá ít so với hàng Trung Quốc bán sang Việt Nam, lại vẫn chủ yếu là những mặt hàng nguyên liệu thô.

Bà có nghĩ rằng chính do khủng hoảng kinh tế, những thị trường lớn như Mỹ, hay EU, bị thu hẹp lại, và nền kinh tế được coi là công xưởng thế giới buộc phải quyết liệt tìm những thị trường khác, như ASEAN, để bù lại?

Đúng vậy. Và bản thân họ cũng phải tự kiềm chế xuất khẩu một số hàng sang Mỹ, hoặc EU, như sắt thép, da giày, dệt may, nhằm tránh sự cạnh tranh trực diện có thể xảy ra, bởi những mặt hàng đó quá nhạy cảm về mặt lao động trong bối cảnh suy thoái. Dư thừa công suất của Trung Quốc chắc chắn sẽ tràn sang các thị trường khác như ASEAN. Nguyên bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, khi khủng hoảng xảy ra, đã nêu rằng khoảng 50 –70 tỉ USD giá trị hàng hóa của Trung Quốc đã được chuyển sẵn xuống miền nam Trung Quốc để chuẩn bị xuất xuống ASEAN.

Tại sao các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trước nguy cơ này lại không lên tiếng mạnh mẽ với Chính phủ, như trường hợp của Indonesia?

Có một điều rất đáng tiếc là quá trình đàm phán thương mại của Việt Nam với các đối tác liên quan, ví dụ như với Trung Quốc, hầu như giới doanh nghiệp, một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, đều không được biết, không được mời tham vấn là nên mở cửa đến đâu, và với những sản phẩm nào. Còn hoạ chăng nếu có mời tham vấn, Chính phủ chỉ mời các doanh nghiệp lớn của Nhà nước, và trong nhiều trường hợp lợi ích của họ không phản ánh lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp nói chung.

Chẳng hạn, với chương trình thu hoạch sớm, với vài trăm mặt hàng giảm thuế hàng năm theo lộ trình, doanh nghiệp chỉ được biết vào đầu mỗi năm mới, khi bộ Tài chính công bố. Nếu họ được quyền tham vấn, có thể những cam kết của chúng ta đã thận trọng hơn.

Việc đàm phán ký kết, Chính phủ coi đó đó là việc riêng của mình, nên không tham vấn cộng đồng doanh nghiệp. Thậm chí, những cam kết đó còn được coi là tài liệu mật. Tôi nhớ mãi chuyện cách đây khoảng chục năm, khi Việt Nam và Mỹ hai bên hoàn tất hiệp định thương mại song phương, phía Mỹ thì đã công bố hết những cam kết lên mạng, còn ở Việt Nam trong văn bản của các bộ liên quan vẫn còn đóng dấu mật.

Ngoài chuyện bao biện của Nhà nước, tiếng nói của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam phải chăng quá yếu ớt so với các đồng nghiệp ở các nước khác…

Nếu nói nhiều hiệp hội doanh nghiệp là cánh tay nối dài của Nhà nước cũng chẳng oan cho họ đâu. Tình trạng hành chính hoá hoạt động của các hiệp hội này quá nặng nề. Các hiệp hội vẫn do các doanh nghiệp lớn, đa phần là quốc doanh, đứng chủ trò, và tiếng nói lợi ích của họ át đi tiếng nói lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hơn nữa, một loạt các vị quan chức về hưu được bổ nhiệm là chủ tịch các hiệp hội, và, ít hay nhiều, họ cũng mang theo cái phong cách hành chính của mình vào hiệp hội. Mối quan hệ quen biết với những người đương nhiệm khiến họ cũng có khi khó ăn khó nói. Rồi những gì mà doanh nghiệp thuộc hiệp hội đang phải oằn lưng ra gánh chịu có khi lại do những cam kết thiếu thận trọng của ông chủ tịch hồi đang còn làm quan chức chính phủ. Bây giờ phản bác lại nhân danh các các hội viên hoá ra lại tự phản bác lại mình à?

Ngoài hàng giá rẻ đang tràn sang Việt Nam, ngay cả đến hoa quả không an toàn mà Chính phủ Trung Quốc đã khuyến cáo dân họ không được ăn, cũng có nguy cơ tràn sang Việt Nam. Vậy, Chính phủ Việt Nam phải làm gì, chẳng hạn dùng những rào cản kỹ thuật, để bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng?

Cái khác của các nước khác so với Việt Nam là sau khi ký kết các hiệp định thương mại, bên cạnh việc mở cửa thị trường, họ cũng dựng lên các hàng rào kỹ thuật. Tự do hàng hoá càng mạnh, hàng rào kỹ thuật càng nhiều, bởi chẳng ai dại gì mở toang cửa nhà mình cho hàng hoá thiên hạ tràn vào rồi bóp chết các doanh nghiệp của mình.

Còn Việt Nam ta, khi thực hiện các cam kết mở cửa thị trường, tỏ ra khá nghiêm túc khi cắt giảm thuế quan, nhưng lại rộng lượng tới mức không dựng lên các hàng rào kỹ thuật tương ứng để bảo vệ “gà nhà” khỏi những cạnh tranh bất hợp lý và không lành mạnh từ bên ngoài. Chúng ta có pháp lệnh về quyền tự vệ, pháp lệnh về chống bán phá giá, nhưng trên thực tế những pháp lệnh đó gần như là không thiêng, chẳng ai chịu sử dụng. Theo dõi của tôi, mãi gần đây mới có hiệp hội Gốm xây dựng đang đề nghị Chính phủ điều tra về hàng vật liệu xây dựng của Trung Quốc có dấu hiệu bán phá giá trên thị trường Việt Nam.

Còn về vệ sinh an toàn thực phẩm, do hàng rào của mình quá yếu, các cơ quan có liên quan thường liếc nhau để chuyền quả bóng trách nhiệm.

(Theo Huỳnh Phan – Lê Phượng // SGTT Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Một số yếu tố tác động tích cực đến thị trường thời gian tới
  • Giá đường cao do doanh nghiệp đầu cơ?
  • Việt Nam có thể giảm nhập siêu từ Ấn Độ?
  • Siết kinh doanh gas: Thị trường sẽ bình ổn hơn
  • Dự báo xuất khẩu hàng gốm sứ sẽ tăng doanh số trong năm 2010
  • Hiệp định AITIG sẽ tạo động lực cho quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ
  • Bốn chuyển biến tích cực sau khi gia nhập WTO
  • Việt Nam: Triển vọng thương mại từ ACFTA
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo