Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Siết kinh doanh gas: Thị trường sẽ bình ổn hơn

Một đại lý gas chỉ được ký với 3 thương nhân đầu mối sau ngày 15/1.
Theo Ban soạn thảo Nghị đinh về kinh doanh gas, thời gian qua thị trường gas trong nước không ngừng tăng trưởng cả về qui mô và số lượng. Tuy nhiên, trong gần 9 triệu tấn tiêu thu một năm thì lượng gas sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 350 nghìn tấn, số còn lại vẫn phải nhập khẩu.

Trong điều kiện giá gas thế giới liên tục biến động theo giá dầu, việc kinh doanh gas trong nước với hệ thống phân phối manh mún, nhỏ lẻ, liên kết kém, kèm theo đó các văn bản về quản lý mặt hàng này còn bất cập đã khiến thị trường gas thời gian qua chứa đựng nhiều bất ổn.

Nghị định 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1 tới, tuy nhiên để hướng tới một thị trường gas lành mạnh theo mục tiêu đề ra vẫn còn nhiều điều cần phải giải quyết cho phù hợp với thực tiễn.

Giá gas sẽ minh bạch hơn

Đánh giá của ban soạn thảo tại Hội nghị triển khai Nghị định 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, do Bộ Công Thương tổ chức ngày 13/1 cho thấy, những vấn đề nổi cộm của thị trường gas trong nước thời gian qua chủ yếu tập trung vào các vấn đề như gian lận kinh doanh; chiếm dụng bình gas của các thương hiệu nổi tiếng; hệ thống phân phối không bền; không đảm bảo an toàn...

Bên cạnh đó việc quản lý còn nhiều bất cập đã dẫn đến tình trạng mỗi đại lý đưa ra một mức giá, ảnh hưởng tới uy tín của các doanh nghiệp kinh doanh gas và quyền lợi người tiêu dùng.

Ông Trần Văn Thanh, Tổng thư ký Hiệp hội Gas Việt Nam đánh giá, những bất ổn của giá gas trước đây là do mỗi tổng đại lý và đại lý lại nhận được các mức giá khác nhau, nên giá tới tay người tiêu dùng cũng khác nhau và khó kiểm soát.

“Sau ngày 15/1 thì giá sẽ chỉ do các thương nhân đầu mối qui định và Hiệp hội Gas sẽ cũng các cơ quan chức năng giám sát mức giá đó để giá gas minh bạch hơn”, ông Thanh nói.

Băn khoăn khâu thực hiện

Theo qui định của Nghị định 107/2009/NĐ-CP, mỗi đại lý gas chỉ được ký tối đa với 3 thương nhân đầu mối và phải treo biển hiệu kinh doanh của các thương hiệu đó. Điều này đang tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp khi mặt bằng kinh doanh còn hạn chế.

Bà Nguyễn Như Mai, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội chia sẻ, khác với kinh doanh xăng dầu chỉ được làm đại lý cho một doanh nghiệp đầu mối, kinh doanh gas với 3 doanh nghiệp đầu mối sẽ không có chỗ nào để treo biển hiệu khi mà diện tích kinh doanh rất hạn hẹp.

“Doanh nghiệp sẽ khó giải thích với các cơ quan quản lý thị trường nếu không treo đủ biển hiệu của thương nhân đầu mối, đây cũng là vấn đề các cơ quan chức năng cần làm rõ”, bà Mai nói.

Một cái khó nữa để cấp phép cho các sở kinh doanh gas là vấn đề quy hoạch. Theo Nghị định 107/2009/NĐ-CP, các trạm kinh doanh, cấp, nạp gas, kho dung tích chứa gas dưới 5.000m3 sẽ do ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm lập quy hoạch. Tuy nhiên, nhiều địa phương đến thời điểm này vẫn chưa hoàn thành việc quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ, trong đó có mặt hàng gas.

"Sau khi sáp nhập với Hà Tây, Hà Nội mới còn phải làm lại quy hoạch tổng thể phát triển thành phố và hiện vẫn chưa làm xong nên việc quy hoạch kinh doanh các ngành hàng trong đó có kinh doanh gas vẫn phải chờ đợi khi đề án qui hoạch thành phố được phê duyệt", bà Mai dẫn chứng thêm.

Nghị định 107/2009/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1 tới đây, nhưng do đặc thù riêng của ngành gas nên việc cấp phép mới cũng như các doanh nghiệp đã có phép hoạt động mà chưa đủ các điều kiện theo qui định của nghị định này sẽ phải tiếp tục hoàn thiện, đến ngày 1/10 sẽ là thời hạn chót nếu không muốn bị xứ lý.

Ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ chính sách thị trường trong nước Bộ Công Thương cho biết, việc ra đời nghị định về kinh doanh gas sẽ tạo ra một thị trường gas lành mạnh, giúp các doanh nghiệp trong nước tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đủ sức cung ứng và bình ổn tốt thị trường gas mà từ trước tới nay còn hoạt động manh mún, thiếu bền vững.

“Khoảng thời gian từ 15/1 tới 30/9 đủ để các doanh nghiệp sắp xếp lại các hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với qui định đề ra, việc qui định này không phải là khắt khe, làm khó doanh nghiệp mà hướng tới một sự chuyên sâu, đảm bảo một mục tiêu kinh doanh ổn đinh hơn mà thôi”, ông Xuân nhấn mạnh./.
 
Đức Duy (Vietnam+)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Dự báo xuất khẩu hàng gốm sứ sẽ tăng doanh số trong năm 2010
  • Hiệp định AITIG sẽ tạo động lực cho quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ
  • Bốn chuyển biến tích cực sau khi gia nhập WTO
  • Việt Nam: Triển vọng thương mại từ ACFTA
  • Điều hành giá năm 2010: Không thể chủ quan
  • Thị trường thực phẩm sẽ đối mặt nhiều áp lực
  • Làm gì để phát triển nhân lực thương mại điện tử?
  • Giao dịch biên mậu với Trung Quốc: "trâu chậm uống nước đục!"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo