Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không thể giữ mãi quan niệm xem nhẹ thị trường nội địa

Các nhà sản xuất cần rút kinh nghiệm về sự thiếu tôn trọng thị trường nội địa. Hãy học cách đối xử trân trọng với người tiêu dùng trong nước. Đây chính là giải pháp quan trọng chẳng những mang lại hiệu quả kích cầu hôm nay mà còn cho sự phát triển lâu dài trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng.

Một trong những trọng tâm gói kích cầu thứ 2 của Chính phủ là đưa hàng về nông thôn, thị trường mà từ lâu bị xem nhẹ nếu không muốn nói là bỏ ngỏ. Hay nói cách khác là các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cần coi trọng thị phần nội địa, bên cạnh việc từng bước nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Có thể nói đây là một chủ trương đúng và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, không chỉ trong giai đoạn khó khăn mà về lâu dài nếu chúng ta muốn xây dựng một nền kinh tế thị trường vững chắc.

Nhưng chủ trương là như vậy song quá trình thực hiện vẫn thấy lộ ra sự làm ăn có tính ăn xổi và sự hưởng ứng theo kiểu phong trào.

Những khẩu hiệu “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” hay “dùng hàng Việt là yêu nước” nổi tiếng một thời gần đây quay trở lại song ít nhiều vẫn mang dáng dấp của những khẩu hiệu chính trị biểu dương và kêu gọi tình cảm, lòng ái quốc nhiều hơn là một quan điểm, một định hướng trong kinh tế, cụ thể là trong sản xuất kinh doanh.

Đã thấy không ít doanh nghiệp hay ngành rầm rộ đưa hàng đoàn xe chở hàng về nông thôn, nhưng chỉ sau một vài ngày dừng lại ở một địa phương, làng, huyện, khu vực nào đó khai trương chợ, hay trung tâm thương mại lưu động nào đấy rồi lại khăn gói ra về trả lại sự yên tĩnh và trống vắng cho thị trường nông thôn.

Những vị chủ doanh nghiệp cắt nghĩa sự đứt đoạn này vì “không hiệu quả, vì không có khách hàng, vì trong thời buổi khó khăn kinh tế này thì đến người tiêu dùng thành phố còn thiếu tiền huống hồ người tiêu dùng nông thôn…”.

Nhưng nếu đi sâu vào nguyên nhân không thành công của việc về với thị trường nội địa này mới thấy, các ngành thương mại và nhất là các nhà sản xuất của ta vẫn đang chạy theo mục tiêu cần khẳng định mình tại trường ngoại thông qua xuất khẩu mà chưa thực sự coi trọng thị trường nội địa.

Họ quên rằng, thị trường nội địa mới rộng lớn và đông đảo gấp nhiều lần so với thị trường xuất khẩu.

Bài học hơn một thập kỷ trước, khi cá ba sa, cá tra bị kiện tụng và ngừng xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì cuộc vận động khách hàng trong nước dùng hai loại cá này đã cứu người nuôi cá và doanh nghiệp vượt qua cơn bĩ cực.

Đáng tiếc, bài học này vẫn chưa thấm vào tư duy của không ít các nhà sản xuất và kinh doanh nước ta.

Sự xem thị trường nội địa biểu hiện là hàng đưa về nông thôn sản xuất không căn cứ vào sự nghiên cứu kỹ càng thị hiếu người tiêu dùng. Mẫu mã từ vài chục năm nay không được thay đổi. Đó là chưa kể không ít hàng ế ẩm, tồn kho, khuyết lỗi bị xếp vào loại hàng thứ phẩm nhân đà này tung ra với giá cả bất hợp lý. Đó là chưa kể phong cách phục vụ, bán hàng cho thị trường nội địa còn nhiều biểu hiện xem thường, thiếu sự đầu tư phù hợp.

Tâm lý coi trọng xuất khẩu, có gì tốt, đẹp, chính phẩm thì xuất, còn hàng xấu, hỏng, kém chất lượng thì dành cho thị trường nội địa, vẫn tồn tại và quyết định đến cách nghĩ và biện pháp kinh doanh của không ít ngành thương mại và các nhà sản xuất. Đây chính là một trong những trở lực lớn làm hiệu quả phục vụ thị trường nội địa trong thời gian qua thấp. Khách hàng trong nước vẫn không mấy tha thiết đối với hàng Việt Nam.

Cần nhớ rằng, ngay các nước có nền kinh tế phát triển như Nhật thì việc các nhà sản xuất đề cao hàng phục vụ cho nhu cầu nội địa là một cách nghĩ sáng suốt. Người tiêu dùng Việt Nam cách đây hơn một thập kỷ đã từng ao ước có một dàn máy nghe, chiếc ti vi, một chiếc máy giặt Nhật “nội địa” là một minh chứng cho quan điểm này.

Để cho gói kích cầu bước hai của Chính phủ có hiệu quả. Để cho người Việt ưa thích hàng Việt, các nhà sản xuất của ta cần rút kinh nghiệm về sự thiếu tôn trọng thị trường nội địa.

Hãy học người Nhật trong việc đối xử trân trọng với người tiêu dùng trong nước. Đây chính là giải pháp quan trọng chẳng những mang lại hiệu quả kích cầu hôm nay mà còn cho sự phát triển lâu dài trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng./.

(Theo Hoàng Bách Thành // VoVnews)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường ô tô: Cơ hội cho cả người mua lẫn người bán
  • Cá tra Việt Nam đang mất dần lợi thế?
  • Máy móc nông nghiệp thua xe đua!
  • Giữ đà cho xuất khẩu
  • Lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu : Vẫn vướng
  • Bảo hộ ngược
  • “Tôi không thích là người tiêu dùng Việt Nam!”
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm: ‘Hụt hơi’ trong quản lý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo