Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kích thích thị trường - doanh nghiệp vướng "đá ở chân"

Trong thông điệp đầu năm 2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu cộng đồng doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa, tăng cường nội tiêu, coi đây là điểm tựa để vươn lên cạnh tranh.

 Trong chuyến thăm Việt Nam, ngày 17-12-2008, Max Baucus, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ cũng khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam "hãy chú tâm vào thị trường trong nước trước khi tiến ra ngoài".

 Tuy nhiên, có những trường hợp cách thức doanh nghiệp kích thích thị trường nội địa thật kỳ lạ, ngành dệt may, trong tốp chủ công xuất khẩu, là một ví dụ.

 1. Siêu thị của Tập đoàn dệt may Việt Nam (phố Bà Triệu, Hà Nội) là nơi tập trung nhiều thương hiệu lớn bé của công nghiệp dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, khi vào đây thật khó để chọn đồ. Sản phẩm quá nghèo nàn, mẫu mã cũ, không bắt kịp với xu thế thời trang... Điều quan trọng hơn nữa là khó có thể phân biệt được các dòng sản phẩm của công nghiệp dệt may. Chất lượng dòng sản phẩm bình dân quá kém, chưa kể nhiều sản phẩm được may một cách cẩu thả. Chất lượng dòng sản phẩm trung cấp không có gì đáng chú ý. Và, rất tiếc, không có mặt của sản phẩm nào dòng cao cấp.

 Lẽ ra đây phải là trung tâm quảng bá - thương mại tốt nhất cho công nghiệp dệt may thì ngược lại. Có cảm giác như đây là một cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngoài hàng rào một xí nghiệp may mặc nào đó.

 2. Không phải công nghiệp dệt may Việt Nam không có những mẫu mã thời trang, đáp ứng được thị hiếu. Chẳng hạn, hãng Việt Tiến đã đưa ra được nhiều dòng sản phẩm đẹp, bắt mắt, cao cấp. Tuy nhiên, phương thức tiếp thị của hãng còn hạn chế. Những dòng sản phẩm này vẫn chưa đến được nhiều với người tiêu dùng. Chẳng hạn, cùng dòng sơ-mi cao cấp (giá khoảng 850.000 đồng/áo), hẳn nhiều người già sẽ chọn Pi-e Cạc-đanh (sản xuất theo hình thức nhượng quyền thương hiệu) của An Phước, người trẻ sẽ lựa chọn hàng... nhập.

 Có sản phẩm đẹp, chất lượng nhưng nhiều doanh nghiệp chưa biết cách tiếp thị.

 3. Trên thị trường, nếu để ý thì chỉ các thương hiệu tư nhân, đại lý tư nhân mới có các đợt sale off (giảm từ vài % đến vài chục %). Đây cũng là những chỗ chi bạo tay nhất cho việc trang trí, làm đẹp cho cửa hàng, đại lý phân phối của họ. Nhiều cái tên đã có "tiếng" ở Hà Nội như PT 2000, Blue Exchange, Adidas, Owen... Còn hệ thống cửa hàng phân phối của các doanh nghiệp trong nước thấy "bặt hơi".

 Sản xuất ra hàng hóa mới là công đoạn đầu. Để người tiêu dùng lựa chọn cần nhiều nỗ lực khác như phát triển hạ tầng thương mại, chiến lược tiếp thị... nhằm khuyến khích tiêu dùng. Phải chăng do nhiều năm "bỏ ngỏ sân nhà, tiến ra xuất khẩu" theo đơn đặt hàng (hầu hết là xuất khẩu thô), doanh nghiệp giờ như vướng "đá ở chân" với những thay đổi chậm chạp trong việc quay lại "cố hương"? Không hiểu doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường nội địa, tăng cường nội tiêu như thế nào khi nhiều năm nay (và nhất là tới đây), thị trường nước ta đã bạt ngàn hàng Trung Quốc!

(Theo báo Hà Nội mới )

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Muốn vững, phải thực sự mạnh
  • Năm 2009: Việt Nam có thể xuất khẩu 5 triệu tấn gạo
  • Thực hiện giải pháp kích cầu: Giá tiêu dùng sẽ tăng hay giảm ?
  • Ứng phó với sức ép thời khủng hoảng
  • Xuất khẩu 2009: Tìm hướng vượt “thác”
  • “Bà đỡ” chưa mát tay?
  • Gia tăng chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu
  • Doanh nghiệp - Doanh nhân: Hướng về thị trường nội địa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo