Chủ tịch Hội Gia đình quốc gia Singapore (NFC) Lim Soon Hock đã phát biểu như thế khi nói về sức ép mà hầu hết người lao động hiện nay phải gánh chịu. Ước tính, từ tháng 11 qua, đến nay khoảng 15.000 công nhân Singapore thuộc khối công đoàn phải giảm lương, giảm giờ, giảm ngày lao động và đương nhiên thu nhập cũng giảm theo. Năm 2008, khoảng 3.800 người thất nghiệp; ngày càng nhiều gia đình xảy ra xung đột, cãi vã xuất phát từ rắc rối tài chính. Josephine Teo thuộc Liên đoàn Lao động thương mại (NTUC) nói: “Bằng chứng quá rõ ràng, các mối quan hệ đều chịu sức ép liên quan, người ta dễ dàng nóng giận và khó kiểm soát mình. Thực tế, năm 2002-2003, tỷ lệ ly hôn đã tăng lên rất cao, trong khi những năm khác lại không đáng kể. Nhìn kỹ vào vấn đề sẽ thấy, khủng hoảng thậm chí diễn ra trong thời gian ngắn nhưng nếu không kiểm soát được thì tác động của nó cũng rất lớn và phải mất rất nhiều thời gian để khắc phục”. NTUC và NFC đều tán đồng: giải quyết tình trạng này cần có những hỗ trợ khác, không chỉ về mặt kinh tế và việc làm. Do đó, cả hai đã phối hợp phát động, đưa ra hàng loạt các hoạt động, chiến dịch, tổ chức đối thoại trang bị cho người lao động và gia đình những phương cách hay “mẹo” quản lý tài chính gia đình, bảo vệ cuộc sống, duy trì tốt đẹp các mối quan hệ trong giai đoạn khó khăn của kinh tế toàn cầu và quốc gia Singapore nói riêng. Cụ thể, 3 buổi đối thoại cho hơn 1.000 người sẽ sớm được tổ chức ngay trong quý 1-2009. Công nhân 45 tuổi Tan Koon Ban cho biết từ tháng 2-2008, lương của ông bị giảm 40%, ngoài ra, công ty còn đưa ra hàng loạt các biện pháp khác như giảm giờ làm... mặc dù vậy, ông vẫn tỏ ra rất lạc quan, đó là nhờ “gia đình đã hiểu và hỗ trợ”. Ông Ban chia sẻ: “Cãi nhau vì vấn đề tiền bạc sẽ làm tổn thương các mối quan hệ. Chuyện tài chính, chúng ta nên chia sẻ với gia đình và phải hết sức chân thành”. Theo báo cáo của nhiều nước, sức ép tài chính, nợ nần khiến ngày càng nhiều người không thể duy trì khả năng giao tiếp một cách hiệu quả; họ bị stress, nghĩ nhiều đến chuyện ly hôn thậm chí là tự vẫn. Riêng tại Anh, khó khăn tài chính khiến ít nhất 1,2 triệu cặp vợ chồng chịu cảnh “cơm không lành, canh không ngọt”, 1,3 triệu người nghĩ đến chuyện ly hôn. 17% đàn ông ly hôn tại nước này cho biết: “Tài chính là nguyên nhân chính”. Kể cả nhiều tỷ phú lừng danh cũng không thể vượt qua nổi sức ép khủng hoảng, họ bế tắc, tuyệt vọng và tìm đến cái chết. Trong tuần, tỷ phú Đức Adolf Merckle, một người chồng hết sức gắn bó với gia đình và 4 đứa con, đã tự vẫn bằng cách nhảy khỏi xe lửa ở Blaubeuren. Trong thư tuyệt mệnh ông viết: “Công ty lâm nợ, khủng hoảng tài chính và những bất ổn liên quan cùng với sự tuyệt vọng” đã hạ gục ông. Tình trạng này cũng đang được báo động tại Mỹ và châu Âu.Sức ép tài chính đang là gánh nặng quá lớn đe dọa hạnh phúc nhiều gia đình
(Theo báo Bình Dương)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com