Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gia tăng chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 của châu Á đã chứng kiến sự nổi lên của một trào lưu về Chủ nghĩa bảo hộ. Rất nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng đã tăng thuế quan và các nước giàu thì đáp trả lại hoàn cảnh với một làn sóng về nghĩa vụ chống bán phá giá. Tất cả những hành động này hoàn toàn phù hợp với các luật lệ và cam kết của WTO.

Hiện nay chúng ta đang phải chứng kiến các sự kiện tương tự. Số liệu mới nhất của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) cho thấy nhiều quốc gia đã tiến hành tăng thuế quan trong năm 2008. Cũng theo số liệu mới nhất của WTO, số trường hợp bán phá giá đã tăng vọt tới 40% trong nửa đầu năm 2008.

Tuy nhiên hoàn cảnh hiện nay nghiêm trọng hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng châu Á. Có 3 nguyên nhân là:

- Hệ thống WTO đã là một khối vững chắc từ năm 2007 và hiện nay nó đang trải qua những giai đoạn khó khăn.

Năm 1997 hệ thống thương mại đa phương đã hướng tới việc hoàn tất vòng đàm phán Uruguay 1994 và việc ký kết 2 luật lệ tự do hóa là thỏa thuận về IT và thỏa thuận về dịch vụ tài chính.

Sự tương phản với năm 2008 không thể lớn hơn nữa. Các đàm phán vòng Doha đã thất bại trong tháng 7 gần đây với nhiều năm mong đợi đã đi vào bế tắc và thất vọng. Chủ nghĩa bảo hộ trong thế kỷ này đã xảy ra  đơn phương hay theo vùng – không thuộc Chủ nghĩa bảo hộ của WTO.

-Cuộc khủng hoảng châu Á là có giới hạn trong khi cuộc khủng hoảng hiện nay mang tính toàn cầu.

Sự kiện năm 1997 đã tạo ra nhiều vấn đề nhưng đó chỉ là một cuộc khủng hoảng của 8 quốc gia với mức ảnh hưởng tới 9% GDP thế giới. Trong khi đó khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đẩy nhiều quốc gia vào suy thoái với ước tính hơn 2/3 thu nhập và nhập khẩu toàn cầu, điển hình trong số đó là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Và hơn thế, nhiều quốc gia cũng đang chới với trên bờ vực của suy thoái.

- Thuế quan được áp dụng hiện nay có thể sẽ tăng hàng loạt mà không vi phạm vào cam kết của WTO.

Nếu các quốc gia tăng thuế quan của họ tới các tỷ lệ biên thì ở các nước có thu nhập thấp và trung bình nó sẽ gấp đôi và ở các nước nghèo sẽ gấp 3.

Do đó, cần ngăn chặn tình trạng gia tăng nhanh chóng của Chủ nghĩa bảo hộ ngay từ khi mới chớm. Để ngăn chặn Chủ nghĩa bảo hộ gia tăng nhanh các lãnh đạo nên thực hiện theo 2 bước:

+Tăng cường bảo vệ tốt nhất và chống lại việc gia tăng theo hình xoắn ốc của Chủ nghĩa bảo hộ

+Thiết lập 1 hệ thống hỗ trợ các quốc gia G20 gắn chặt với việc thực hiện cam kết về tránh Chủ nghĩa bảo hộ.

1.Tiếp nhận một thể thức

Cách tốt nhất để tạo thêm tín nhiệm của WTO là vượt qua giai đoạn quan trọng đầu tiên khi tiến tới hoàn thành các vòng đàm phán Doha. Giai đoạn quan trọng này được xem như các thể thức trong biệt ngữ của của WTO – liên quan tới giới hạn cơ bản làm cơ sở cho giao dịch vòng Doha mà trong trường hợp tốt nhất cũng phải mất thêm vài tháng nữa mới có thể hoàn thành.

Vượt qua giai đoạn quan trọng này không phải dễ dàng. Đây thực sự là vấn đề mà trong hội nghị các bộ trưởng vào tháng 7/2008 đã xem xét và thảo luận. Có hi vọng từ phía các lãnh đạo G 20 với cam kết “tiến tới việc phê chuẩn về các thể thức hướng tới một kết thúc thành công cho chương trình nghị sự phát triển đàm phán Doha của WTO với kết quả như mong muốn và thậm chí ngoài mong đợi.

Thậm chí nếu các Bộ trưởng không thể giải quyết tất cả các điểm này thì họ cũng phải họp bàn và tuyến bố thành công. Hoàn thành những thể thức này sẽ phát ra một thông điệp ý nghĩa trong việc lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư. Ngược lại nó cũng phát đi một tín hiệu tiêu cực và sẽ có một nghi vấn đặt ra là làm cách nào các nhà đầu tư có thể tin tưởng vào những gi các lãnh đạo nói ra.

2.Trừng phạt việc làm gia tăng chủ nghĩa bảo hộ

Tính vô hiệu của chủ nghĩa bảo hộ trong tình hình khủng hoảng toàn cầu không phải là một bài học mới nữa. Tất cả lãnh đạo trên thế giới đều biết vấn đề thể thức của Chủ nghĩa bảo hộ trong cuộc Đại khủng hoảng. Tuy nhiên các lãnh đạo cũng nhận thấy chính mình đang bị phân cực thành 2 não. Não phải tiềm thức của họ lắng nghe tiếng kêu khóc của các công nhân mất việc làm và các chủ công ty mất trắng vì thua lỗ. Trong trường hợp này Chủ nghĩa bảo hộ như một phản ứng tất yếu. Tuy nhiên não trái logic của họ nhận thức rằng Chủ nghĩa bảo hộ trong tình hình khủng hoảng kinh tế như hiện nay là một cách tự hạ gục chính mình.

Thách thức mà các lãnh đạo thế giới đang vấp phải là làm thế nào tìm ra một cơ chế giúp họ cùng nhau thực hiện những hành động đúng đắn.
 
WTO không nghiêm cấm Chủ nghĩa bảo hộ mà trừng phạt nó

WTO/GATT là một bộ luật ứng dụng cho biết các quốc gia sẽ xây dựng và duy trì hàng rào thương mại. Phạm vi của các luật này quan tâm đến các cách để trừng phạt Chủ nghĩa bảo hộ. Một bộ luật quan trọng cho phép các quốc gia tăng cường hàng rào thương mại trong các trường hợp khẩn cấp.

Một ý tưởng: Một cơ chế bảo vệ trước khủng hoảng toàn cầu như một lối thoát chiến lược

Lãnh đạo của các nước thành viên WTO nên phê chuẩn cho các bộ điều khoản mới như vậy, một cơ chế bảo vệ trước khủng hoảng toàn cầu.

Cơ chế này sẽ thiết lập các luật lệ cho việc trừng phạt Chủ nghĩa bảo hộ mà tất cả chúng ta đều biết nó sẽ xảy ra trong suốt khủng hoảng.Cơ chế này sẽ đòi hỏi các thành viên của WTO phải thông báo tình trạng gia tăng trong Chủ nghĩa bảo hộ nhập khẩu cho Ban thư ký của WTO. Cơ chế này cũng đồng thời đưa ra các giải pháp luật như các nghĩa vụ chống bán phá giá và việc tăng các tỷ lệ áp dụng đang ở dưới mức biên của họ. Cùng với việc tuyên bố cho Ban thư ký của WTO, thành viên này cũng nên cung cấp một số luật và cam kết rõ ràng cho việc xóa bỏ Chủ nghĩa bảo hộ mới trong vòng 2 năm.

Cơ chế này sẽ làm chậm lại sự gia tăng của Chủ nghĩa bảo hộ vì mọi người đều nhận biết về việc gia tăng các hàng rào thương mại. Trong khi điều này có vẻ giống như cấm vận Chủ nghĩa bảo hộ mới nhưng thực chất nó chỉ đơn thuần là đối trọng của các mối đe dọa và là cơ sở cho tất cả các mối quan hệ hợp tác trong WTO. Chủ nghĩa bảo hộ mới có lợi cho các ngành cạnh tranh về nhập khẩu của một quốc gia, khích lệ trực tiếp Chủ nghĩa bảo hộ ở nước ngoài và cũng chính là yếu tố gây bất lợi cho các ngành xuất khẩu.
 
Quan trọng hơn, cơ chế này sẽ tạo ra một chiến lược thoát ra từ Chủ nghĩa bảo hộ và khủng hoảng. Do hầu hết Chủ nghĩa bảo hộ phải tuân theo luật pháp của WTO nên chúng ta phải tìm ra cách tháo gỡ các hàng rào sau khủng hoảng. Khi thế giới thoát khỏi khủng hoảng, cơ chế này sẽ đưa ra cho các lãnh đạo một danh sách các hàng rào cần được tháo gỡ. Lịch sử đã chứng minh điều này là hữu ích. Nhiều tổn thất từ thuế quan đã xảy ra ngay khi cuộc Đại khủng hoảng qua đi do những thuế quan vẫn tồn tại trong nhiều thập kỷ.
 

(Theo dddn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • “Bà đỡ” chưa mát tay?
  • Doanh nghiệp - Doanh nhân: Hướng về thị trường nội địa
  • Năm 2009: Doanh nghiệp quay về thị trường nội địa
  • Năm 2009, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến
  • Áp lực không lớn?
  • Giá lương thực sẽ tăng trong năm 2009
  • Xuất khẩu 2009: Tránh những cú lỡ nhịp
  • Doanh nghiệp Hà Nội làm gì để thắng trên "sân nhà" ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo