Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

KTTT & ĐXRR: Nhân tố giảm thiểu thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu vào thị trường EU

“Nếu được công nhận quy chế kinh tế thị trường (KTTT) hoặc đối xử riêng rẽ (ĐXRR) trong bối cảnh bị kiện chống bán phá giá khi xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU), DN sẽ có cơ hội giảm đáng kể mức thuế suất chống bán phá giá bị áp đặt cuối cùng, thậm chí có thể bằng 0”.

Đó là khẳng định của bà Paulett Vander Schueren, Công ty luật Mayer Brown của Bỉ, nhân chuyến công tác tại Việt Nam đầu tháng 7/2010. Tuy nhiên, quy chế KTTT và ĐXRR đến nay vẫn rất ít được công nhận cho các công ty của Việt Nam. Muốn đạt được điều này, DN Việt Nam cần nhờ đến sự trợ giúp pháp lý của các chuyên gia, các luật sư có uy tín và giàu kinh nghiệm.

Lợi ích


Trong quá trình điều tra để đi tới áp đặt thuế chống bán phá giá của EU, nếu DN Việt Nam được công nhận quy chế KTTT sẽ được hưởng thuế suất chống bán phá giá riêng rẽ (mức thuế suất riêng cho công ty), và mức thuế này được tính toán chỉ dựa trên cơ sở về giá cả và chi phí của chính công ty.

Hoặc nếu được công nhận quy chế ĐXRR, DN cũng sẽ được hưởng thuế suất chống bán phá giá riêng rẽ có lợi. Tuy nhiên, việc tính toán mức thuế này sẽ dựa trên cơ sở giá xuất khẩu thực tế của công ty so sánh với “giá trị thông thường” (các yếu tố sản xuất tạo ra giá trị một đơn vị sản phẩm đang bị điều tra) ở một nước tương tự Việt Nam được chọn thay thế chứ không phải với chi phí và giá bán của DN Việt Nam ở thị trường nội địa.

Nếu không được công nhận quy chế KTTT hay ĐXRR, DN Việt Nam sẽ bị đối xử theo kinh tế phi thị trường. Điều này rất bất lợi, bởi việc tính toán “giá trị thông thường” theo điều kiện của nước thay thế thường không chính xác dẫn tới kết luận có biên độ phá giá cao và việc áp đặt mức thuế suất chống bán phá giá cuối cùng cũng sẽ rất cao.

Điều kiện

Mặc dù Việt Nam đã được công nhận quy chế kinh tế chuyển tiếp cho mục đích điều tra chống bán phá giá vào năm 1998, song đến nay EU vẫn chưa sẵn sàng công nhận quy chế KTTT cho Việt Nam với tư cách là một quốc gia.

Hội đồng châu Âu hiện vẫn đặt ra 5 điều kiện để xác lập quy chế KTTT trong các cuộc điều tra chống bán phá giá liên quan đến hàng nhập khẩu từ Việt Nam (ở cấp độ DN). Theo đó, một yêu cầu được công nhận quy chế KTTT phải được lập thành văn bản và có đủ bằng chứng cho thấy, nhà sản xuất hoạt động theo điều kiện kinh tế thị trường với 5 tiêu chí: Thứ nhất, các quyết định của DN về giá, chi phí đầu vào kể cả nguyên liệu, chi phí công nghệ và lao động, sản lượng, doanh số bán và đầu tư được đưa ra phù hợp với những dấu hiệu của thị trường phản ánh quan hệ “cung - cầu”, không có sự can thiệp đáng kể của Nhà nước về phương diện này, và chi phí của các khoản đầu vào chính cơ bản phản ánh giá cả thị trường.

Thứ hai, DN có sổ sách kế toán cơ bản rõ ràng được kiểm toán độc lập theo các chuẩn mực kế toán quốc tế và được áp dụng cho mọi mục đích.

Thứ ba, chi phí sản xuất và tình hình tài chính của DN không bị ảnh hưởng bởi những sự bóp méo nghiêm trọng từ hệ thống kinh tế phi thị trường cũ, đặc biệt đối với các khấu hao tài sản, các khoản xóa sổ khác, giao dịch đổi hàng và thanh toán dưới hình thức trừ nợ.

Thứ tư, các DN liên quan chịu sự điều chỉnh của luật phá sản và luật tài sản, bảo đảm tính chắc chắn pháp lý và ổn định trong hoạt động.

Thứ năm, việc chuyển đổi theo tỷ giá hối đoái được tiến hành theo giá thị trường.

Cần nhiều nỗ lực


Về mặt lý thuyết, các tiêu chí trên được Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá sau khi đã tham khảo ý kiến của ban tư vấn về những kết luận của mình trong thời hạn 3 tháng kể từ khi bắt đầu điều tra. Lúc này, ngành công nghiệp liên quan của EU sẽ được tạo cơ hội nêu ý kiến. Và, tuy không được qui định nhưng các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu của Việt Nam có yêu cầu công nhận quy chế KTTT cũng có cơ hội được nêu ý kiến (trong thời hạn ngắn) về kết luận của EC, qua đó có thể trình bày các luận điểm bác bỏ cáo buộc bán phá giá của EC.

Theo các chuyên gia về chống bán phá giá quốc tế, để được công nhận quy chế KTTT, DN Việt Nam phải chứng minh được rằng mình hoạt động hoàn toàn độc lập không có sự can thiệp của Chính phủ trong quá trình ra các quyết định (kể cả các quyết định về khối lượng và giá trị hàng bán, nhập khẩu và mua sắm tài sản theo giá thị trường…).

Lập luận yêu cầu được EU công nhận quy chế KTTT hay ĐXRR đòi hỏi các DN Việt Nam cần phải có sự hiểu biết sâu sắc về môi trường chính trị xung quanh cuộc điều tra cùng với ảnh hưởng kinh tế của cuộc điều tra. Đây là điều khá khó khăn đối với DN, song nếu có sự tư vấn, hỗ trợ của các chuyên gia, luật sư có uy tín, giàu kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thương mại thì vẫn có thể đưa ra được giải pháp hiệu quả.

Mỗi công ty Việt Nam cần phải có các câu trả lời cụ thể cho bảng câu hỏi của EC đưa ra, câu trả lời phải chứa đựng nhiều thông tin thực tế và pháp lý. Việc trả lời các câu hỏi trong quá trình điều tra chống bán phá giá không chỉ đơn thuần là việc điền lấp chỗ trống trong bảng câu hỏi mà cần phải biết EC thực sự muốn gì trong các phần cụ thể của bảng câu hỏi để có thể trả lời tốt nhất. Ngoài ra, DN cũng cần phải có sự khéo léo cũng như khả năng trình bày, diễn đạt các sự kiện và số liệu theo hướng thuận lợi nhất cho mình…/.

Luật của EU về chống bán phá giá quy định bán phá giá là bán một sản phẩm tại EU với giá thấp hơn “giá trị thông thường”. Hội đồng châu Âu sẽ áp đặt thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa các nước ngoài EU khi kết luận có bán phá giá (giá xuất khẩu bán ở EU thấp hơn “giá trị thông thường” của nhà sản xuất); ngành công nghiệp của EU bị thiệt hại đáng kể (hàng nhập khẩu có khả năng gây thiệt hại cho một bộ phận lớn của ngành công nghiệp EU như mất thị phần, giá của nhà sản xuất bị giảm, gây áp lực đối với sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, lợi nhuận, năng suất…); quyền lợi của EU phải được đáp ứng (chi phí đối với EU trong việc thực hiện các biện pháp chống bán phá giá không được bất tương xứng với lợi ích).

Vụ kiện sẽ chấm dứt khi việc bán phá giá và thiệt hại được xem là không đáng kể; nó cũng có thể chấm dứt không có áp đặt thuế tạm thời cũng như thuế cuối cùng khi có những cam kết được EC xem là có thể chấp nhận.

(ven)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu với nguyên liệu thừa: Dở khóc, dở cười
  • 6 tháng cuối năm, lo nhất vẫn là nhập siêu
  • Cái tăm không là... cái tăm
  • Khẩn trương kiểm soát nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu
  • Loay hoay giải bài toán nhập siêu từ Trung Quốc
  • Khi hàng Việt Nam bị kiện
  • XK nông, lâm, thuỷ sản : Dự báo kém
  • Triển lãm máy công cụ và gia công cơ khí :Thu hút hơn 500 thương hiệu trên thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo