Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Làm ăn với Nhật thời khủng hoảng

Trong vòng xoáy khủng hoảng kinh tế, Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng bị tuột dốc mạnh mẽ. Tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này giảm 45,7% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức thấp nhất kể từ năm 1957 đến nay. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc cho nhân viên nghỉ việc, mà con số được xác định là khoảng 2,7 triệu người thất nghiệp và 1/3 làm việc bằng hợp đồng lao động ngắn hạn.

 

Công ty Daiwa (Nhật Bản) là doanh nghiệp nước ngoài làm ăn có hiệu quả tại Đà Nẵng. Ảnh: ĐỨC THỊNH

Tại Đà Nẵng, đã có 2 doanh nghiệp (DN) với vốn đầu tư 100% của Nhật Bản phải thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động. Đó là Chi nhánh Công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng cho 156 công nhân nghỉ việc, hưởng 70% lương cơ bản; Công ty TNHH TKR Việt Nam chuyên sản xuất linh kiện điện tử chấm dứt hợp đồng với 72 lao động.


Thế nhưng, tình hình đó vẫn không ngăn cản bước xúc tiến đầu tư của các DN Nhật Bản vào Việt Nam, trong đó tăng cường nhiều hơn cho Đà Nẵng-địa chỉ mới mà JETRO (Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản) xếp thứ 3 về thu hút đầu tư và đang đứng đầu Việt Nam về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Hàng loạt các nhà DN cũng như môi giới đã tiếp cận với Đà Nẵng thông qua các hội thảo, diễn đàn đầu tư và trực tiếp đến khảo sát tại Đà Nẵng.


Mới đây nhất, đầu tháng 3, một đoàn các nhà DN Nhật Bản đã đến Đà Nẵng để tìm hiểu việc đầu tư, do đích thân ông Masahiro Iwashita, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến ngoại giao quốc tế Nhật Bản (FEC) kiêm Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Kinh tế-Văn hóa Nhật Bản-Việt Nam dẫn đầu. Việc đầu tư của các DN Nhật Bản đã tăng lên nhanh chóng tại đô thị lớn nhất miền Trung này. Nếu cuối năm 2006, mới chỉ có 19 dự án của các DN Nhật Bản đầu tư với số vốn 87,5 triệu USD, thì đến nay, con số này đã tăng lên 31 dự án với tổng số vốn 200 triệu USD.

Điều khiến cho các DN Nhật Bản hài lòng khi quyết định đầu tư vào Đà Nẵng chính là tình hình chính trị-xã hội ổn định, giá cả nhân công tương đối thấp, chỉ bằng một nửa của Trung Quốc và 1/5 của Nhật Bản... Những cơ hội về việc liên kết mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực ngày càng được cải thiện khi Đà Nẵng trở thành một điểm quan trọng trong Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC). Điều đó cũng lý giải vì sao các nguồn vốn viện trợ ODA của Nhật Bản tại Đà Nẵng cơ bản dành cho việc hoàn thiện tuyến EWEC tại đây, với hơn 250 triệu USD cho công trình Hầm đường bộ Hải Vân và nâng cấp Cảng Tiên Sa... Sự cẩn thận và tầm nhìn xa trong làm ăn của Nhật Bản cũng thể hiện rõ ở những điểm như vậy.


Thế mạnh của Nhật Bản là có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn, tiết kiệm của các hộ gia đình vô cùng to lớn, mạng lưới công nghiệp vững chắc, nhất là trên lĩnh vực công nghệ cao... là những vấn đề Đà Nẵng xem xét để đẩy mạnh hợp tác và thu hút đầu tư. Thế nên, không chờ đợi, Đà Nẵng cũng mạnh dạn tìm đến để giới thiệu tiềm năng của mình với các đối tác Nhật Bản. Mới đây, tại Tokyo đã diễn ra Hội thảo Xúc tiến đầu tư vào khu vực miền Trung, do Trung tâm ASEAN Nhật Bản, Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam của Nhật Bản kết hợp với Bộ Kế hoạch-Đầu tư và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật tổ chức.
 
Không thể thiếu sự hiện diện của lãnh đạo chính quyền và các DN Đà Nẵng do đây là cuộc hội thảo chuyên đề đầu tiên về xúc tiến đầu tư cho khu vực miền Trung, đặc biệt dành cho Đà Nẵng cùng Khu công nghiệp Dung Quất và Khu kinh tế Chu Lai. Hơn 200 DN Nhật bản đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ của mình khi tham gia hội thảo này.

Trong cuộc làm việc mới đây, khi được nghe giới thiệu về tiềm năng du lịch, công nghệ cao của Đà Nẵng và ý định mở đường bay trực tiếp Nhật Bản-Đà Nẵng, ông Masayuki Akiyama, đại diện Hãng Hàng không Nhật Bản (JA) tại Việt Nam cho biết, dường như ở Nhật vẫn chưa biết gì nhiều về bãi biển đẹp và việc phát triển du lịch mạnh mẽ của Đà Nẵng. Vì vậy, để mở đường bay như thế thì các hãng lữ hành cần quảng bá nhiều hơn về thành phố này tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư công nghiệp công nghệ cao của Nhật Bản và cởi mở trong chính sách ưu đãi thu hút đầu tư cũng có tác động lớn đến công việc này.

Về phần mình, khi trả lời báo chí, ông Lương Minh Sâm, Giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố cũng đã xác định rằng, vấn đề nhân lực và cải cách thủ tục hành chính là mối quan tâm lớn của các DN Nhật Bản tại Đà Nẵng. Vì thế, trong các hoạt động xúc tiến hợp tác, thu hút đầu tư trong thời gian tới, Đà Nẵng sẽ tăng cường cung cấp thông tin về các chính sách đầu tư cho các DN Nhật Bản. Đồng thời, Đà Nẵng sẽ nâng cấp cơ sở và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư, trong đó chuẩn bị tốt cho việc triển khai các dự án quy mô trên các lĩnh vực sản xuất ô-tô, điện tử công nghệ cao...

( Theo ĐNDT)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Không phải là bi kịch
  • Mở rộng hệ thống bán lẻ để chiếm lĩnh thị trường trong nước
  • Quản lý hàng gia công xuất khẩu : Vướng mắc về thanh khoản
  • Nới biên độ tỷ giá: Hàng nhập khẩu vẫn chưa thể tăng giá
  • Tiêu dùng thời suy thoái
  • Chiến dịch bán hàng nông thôn: Vực dậy sân nhà
  • Hàng xa xỉ vào Việt Nam vẫn sống khỏe
  • Trọng tâm là khôi phục thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo