Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiêu dùng thời suy thoái

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, người tiêu dùng Mỹ đã có triết lý mua sắm mới: “Bạn không cần phải mua nếu sản phẩm đó không ăn được”
 

Chỉ cần quan sát những gì người tiêu dùng Mỹ mua và không mua có thể biết được suy nghĩ của họ. Ảnh: TIME

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, điều gì người ta ít muốn nhất? Dường như câu trả lời là ít muốn có thêm con.

 

Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Co., doanh số tính theo USD của sản phẩm thuộc nhóm “kế hoạch hóa gia đình”, bao gồm bao cao su và các sản phẩm tránh thai cho nữ không cần toa bác sĩ, đã tăng 10,2% trong vòng 2 tháng đầu năm nay.

 

Điều này cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn vào thời điểm hiện tại để tránh những khoản chi tiêu cho con cái sau này.

 

Thay đổi thói quen tiêu dùng

 

Không gì có thể phản ánh suy nghĩ của người Mỹ tốt hơn việc quan sát những gì mà người tiêu dùng nước này tìm mua và tránh mua tại các hiệu thuốc tây, siêu thị và những hệ thống đại siêu thị như Wal-Mart và Target.

 

Tạp chí Time yêu cầu Công ty Nielsen Co. xác định xem những nhóm sản phẩm nào được tiêu thụ nhanh nhất và chậm nhất trong thời kỳ suy thoái và những kết quả đưa ra đã cho câu trả lời khá cụ thể.

 

Nhìn chung, người dân mua nhiều thực phẩm để chế biến tại nhà hơn, một dấu hiệu cho thấy việc hạn chế thói quen đi ăn nhà hàng. Đồng thời, họ đang từ bỏ nhu cầu mua sắm đồ đạc một cách dư thừa cũng như những mặt hàng thứ yếu.

 

“Người tiêu dùng Mỹ rõ ràng đang quay về với những sản phẩm thiết yếu”- ông Todd Hale, phó giám đốc lâu năm chuyên nghiên cứu về người tiêu dùng và thói quen mua sắm, nhận xét.

 

“Triết lý sống ngày nay của họ có vẻ như là “Bạn không cần phải mua nếu sản phẩm đó không ăn được”.

 

Mặt hàng tiêu thụ nhanh nhất và chậm nhất

 

Vậy thì những sản phẩm nào bán chạy nhất? Tất cả các mặt hàng thuộc dạng “hàng hóa theo mùa”, bao gồm muối tan tuyết, những vật dụng làm ấm cơ thể và những túi kẹo quà tặng, bán chạy nhất, tăng 32%.

 

Các chuyên gia phân tích cho rằng có hiện tượng tăng vọt này là vì mùa đông năm nay lạnh và có tuyết một cách bất thường, thêm vào đó người dân giảm chi tiêu cho quà tặng nhân dịp lễ Tình nhân, thay thế những buổi ăn tối sang trọng và nữ trang bằng những phiếu hay gói quà tặng nhỏ hơn.

 

Doanh số đơn vị của những mặt hàng như chai, túi và hộp đựng hàng tăng 11,5% trong 8 tuần trước ngày 21/2, trở thành nhóm sản phẩm bán chạy nhất trong danh sách của Công ty Nielsen.

 

Điều này cho thấy người tiêu dùng đang cố gia tăng thời hạn sử dụng của những thực phẩm họ mua để không phải sớm quay lại cửa hàng.

 

“Người dân đã hình thành xu hướng quay trở về với những thói quen của ông bà, cha mẹ”- ông Tom DeMott, 56 tuổi, ở công ty tư vấn thực phẩm tiêu dùng Encore Associates, nhận xét. “Họ đang đóng hộp và đông lạnh các sản phẩm để có thể tiết kiệm thêm vài đồng”.

 

Những mặt hàng khác trong danh sách 20 nhóm sản phẩm bán chạy nhất trong hai tháng đầu năm 2009 bao gồm hỗn hợp bột nướng và nguyên liệu, bột mì và bột nhào; người dân tự làm bánh hạnh nhân thay vì mua ở tiệm.

 

Doanh số thịt tươi tăng 7,3%, rau củ và ngũ cốc khô tăng 5,5%, mì sợi khô tăng 4,4% và phô-mai tăng 3,1%. Rượu vang và rượu cồn cũng tăng, kéo theo thói quen uống rượu tại nhà thay vì ra phố. Trong những ngày ảm đạm như vậy, “tự cung tự cấp” tất nhiên là phương án tối ưu.

 

Nhóm sản phẩm bán chậm nhất gồm các mặt hàng thứ yếu. Doanh số bánh quy và kem cây giảm 9,7%; người dân có thể không cần ăn tráng miệng, hơn nữa, sự bùng nổ các nguyên liệu bột nướng cho thấy ngày càng nhiều người tự chế biến tại nhà.

 

Nước uống đóng chai giảm 11%. Nhóm mặt hàng bơ, mứt và thạch trái cây giảm 12,1%. Hải sản đóng hộp giảm 13,3%. Đứng hàng thứ 20 của những mặt hàng bán chậm nhất là phim và máy chụp ảnh, doanh số giảm 31,5%.

 

“Một cái máy chụp ảnh không phải là thứ mà bạn cần mua vào lúc này” - ông DeMott nói. Hơn nữa, ai thật sự muốn lưu giữ những khoảnh khắc trong giai đoạn khó khăn này? Và nếu như những đôi vợ chồng đang sử dụng các biện pháp tránh thai thì họ đâu cần một cái máy chụp ảnh để ghi lại hình ảnh đứa con yêu quý của mình.

 

(Theo Người lao động)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Chiến dịch bán hàng nông thôn: Vực dậy sân nhà
  • Hàng xa xỉ vào Việt Nam vẫn sống khỏe
  • Trọng tâm là khôi phục thị trường
  • Tái chiếm thị trường nội địa: Không dễ
  • Báo động tình trạng nhập siêu sớm quay trở lại
  • Kích cầu và câu chuyện đổi cũ lấy mới
  • Chiếm lĩnh thị trường nội địa, cách nào?
  • Chuyên gia kinh tế Pháp Giăng-Pi-ơ Rô-bin: Các nước phụ thuộc xuất khẩu lâm vào tình trạng ngày càng khó khăn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo