Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Malaysia muốn tăng cường nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

Khách hàng tìm hiểu một thương hiệu Malaysia đang tìm đối tác nhượng quyền. - tinkinhte.com
Khách hàng tìm hiểu một thương hiệu Malaysia đang tìm đối tác nhượng quyền. Ảnh: Thu Nguyệt.

Malaysia muốn thúc đẩy kinh doanh nhượng quyền thương mại với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thực phẩm và dịch vụ, các quan chức của Malaysia cho biết hôm 16-12 trong chuyến thăm 3 ngày đến Việt Nam (15 đến 17-12) cùng các doanh nhân trong lĩnh vực này.

Ông Duad bin Tahir, Phó tổng thư ký về thương mại nội địa thuộc Bộ Thương mại nội địa, hợp tác xã và tiêu dùng Malaysia (MDTCC), cho biết Malaysia muốn trở thành một trung tâm về nhượng quyền thương mại ở châu Á và Việt Nam đang là nơi nước này nhắm đến. Theo ông Tahir, Việt Nam là thị trường đang nổi và ngành kinh doanh nhượng quyền còn khá mới mẻ, nên cơ hội làm ăn còn nhiều.

Nhiều lĩnh vực có thể hợp tác

Theo ông Tahir, thực phẩm là ngành tiềm năng cho việc nhượng quyền thương mại các thương hiệu của Malaysia. Ông cho biết: “Hai nước có gu ẩm thực khá tương đồng, vì thế các thương hiệu thực phẩm Malaysia khá tự tin để bước vào thị trường Việt Nam”. Ngoài thực phẩm – lĩnh vực phát triển mạnh trong kinh doanh nhượng quyền của Malaysia, dịch vụ, giáo dục, y tế, công nghệ thông tin cũng là các ngành mà hai nước có tiềm năng hợp tác nhượng quyền, ông Sam Siew, Ủy viên hội đồng của Hiệp hội Nhượng quyền kinh doanh của Malaysia (MFA), cho biết.

Đi cùng các quan chức Malaysia sang thăm Việt Nam còn có đại diện của 11 doanh nghiệp muốn nhượng quyền thương mại, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, như thực phẩm, mắt kính, giáo dục mẫu giáo, giặt ủi. Cho đến nay, Malaysia đã có 22 thương hiệu được nhượng quyền ở 48 nước trên thế giới. Trong đó, đã có 4 thương hiệu Malaysia được nhượng quyền ở Việt Nam, như thời trang Bonia, sản phẩm thiên nhiên chăm sóc sức khỏe Easy Pha-max.

“Hiện ở Việt Nam đã có một số sản phẩm thức ăn nhanh nhượng quyền thương hiệu nước ngoài như KFC của Mỹ, Lotteria của Hàn Quốc, Jollibee của Philippines. Nhưng sản phẩm của chúng tôi khá phù hợp với người Việt, với các sản phẩm như cơm, mì”, Joshua Liew, Giám đốc phát triển kinh doanh gà rán của Công ty Marrybrown nói. Ông Liew cho biết Marrybrown có kế hoạch vào thị trường Việt Nam trong năm tới và muốn tìm đối tác để hợp tác master franchise (hình thức nhượng quyền mà người mua được phép nhượng quyền lại).

Theo một số chuyên gia, hiện những ngành khá nóng trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền ở Việt Nam gồm có ăn uống (đặc biệt là thức ăn nhanh), nhà trẻ, chăm sóc sức khỏe, các công ty trong lĩnh vực xanh (như tạo ra các sản phẩm từ thiên nhiên), huấn luyện và đào tạo. Theo dự báo của Hiệp hội Kinh doanh nhượng quyền Việt Nam, phí nhượng quyền thương mại của Việt Nam sẽ đạt 36 triệu đô la Mỹ trong năm 2010.

Cần coi trọng việc tư vấn

Hiện chính phủ Malaysia đang hỗ trợ và chú trọng đến kinh doanh nhượng quyền thương hiệu nên tạo điều kiện về pháp lý và vốn cho các doanh nghiệp Malaysia tham gia lĩnh vực này. Vì thế, theo ông Siew, các doanh nghiệp Việt Nam muốn được nhượng quyền thương mại thương hiệu của Malaysia có thể tin tưởng khi hợp tác.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp này nên tìm hiểu kỹ về thương hiệu và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của các công ty hiểu rõ về Malaysia trước khi ký kết hợp đồng, theo lời khuyên của ông Siew. Ông Siew nói: “Nhiều doanh nghiệp Việt Nam không quen với việc tư vấn, nên họ thường tự làm nên dễ dẫn đến sai phạm”.

Doanh nghiệp Việt Nam muốn nhượng quyền thương hiệu qua Malaysia nhất thiết phải đăng ký thương hiệu với cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được quốc tế công nhận, như tổ chức WIPO. Ngoài ra, việc trình bày kế hoạch và mục tiêu, chiến lược phát triển thương hiệu phải rõ ràng mới thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp Malaysia.

"Đối với các doanh nghiệp Malaysia muốn kinh doanh nhượng quyền ở Việt Nam, họ phải hoạt động ở đây ít nhất 1 năm theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam", bà Phùng Hằng, luật sư của Văn phòng luật sư Tám và Các cộng sự cho biết. Ngoài ra, để nhượng quyền ở Việt Nam, các doanh nghiệp Malaysia phải đăng ký lại thương hiệu với chính phủ Việt Nam cho dù đã được nước ngoài công nhận. Toàn bộ thủ tục xin phép kinh doanh phải đăng ký với Bộ Công Thương Việt Nam.

(Theo Thu Nguyệt // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Kim ngạch xuất khẩu vướng rào cản chất lượng
  • Nghịch lý thị trường ô tô
  • Còn đó nghịch lý giữa sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
  • Chiếm lĩnh thị trường nội địa: Doanh nghiệp cần sòng phẳng hơn?
  • Hàng loạt thách thức cho tăng trưởng xuất khẩu 2010
  • Xuất khẩu 2010: Những dự báo lạc quan
  • Nguy cơ tăng giá điện từ việc tăng giá than
  • Làm gì để sản phẩm đứng vững trên thị trường nội địa?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo