Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ðẩy mạnh xuất khẩu sau suy thoái kinh tế

Ðến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm nhiều so với cùng kỳ. Theo phân tích của các chuyên gia, những tháng cuối năm và năm sau, tình hình kinh tế thế giới sẽ giảm khó khăn, có chuyển biến tích cực và từng bước phục hồi. Ðây là cơ hội để các doanh nghiệp củng cố chuẩn bị lực lượng, điều kiện cho việc đẩy mạnh xuất khẩu.
 
Chín tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 14,3% so với cùng kỳ. Theo tính toán trong ba tháng cuối năm, bình quân kim ngạch xuất khẩu đạt hơn bảy tỷ USD/tháng thì mới có tăng trưởng so với năm trước. Ðiều này là vô cùng khó khăn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới đang có những chuyển biến tích cực, mở hướng cho các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp thích hợp để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá  kinh tế thế giới đã thoát khỏi khủng hoảng, nhưng phải mất một thời gian dài để phục hồi. Ðể đẩy mạnh xuất khẩu trong những tháng cuối năm và thời gian tiếp theo, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tập trung đầu tư cho công tác xúc tiến thương mại, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, phối hợp  phát huy vai trò của các hiệp hội, nghiên cứu kỹ các hiệp định kinh tế sẽ có hiệu lực trong thời gian tới về ưu đãi thuế quan được hưởng để có thể tăng nhanh xuất khẩu. Ða dạng hóa thị trường xuất khẩu, ngoài thị trường Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, ASEAN, quan tâm phát triển thị trường Ấn Ðộ, châu Phi, Trung Ðông. Ðầu tư phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Khuyến khích doanh nghiệp tận dụng cơ hội suy thoái kinh tế để đầu tư đổi  mới công nghệ, thiết bị, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo thị trường của các viện nghiên cứu, trung tâm thông tin và dự báo kinh tế, tổ chức đại diện Việt Nam về thương mại ở nước ngoài, hiệp hội ngành hàng; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan liên quan trong việc điều hành xuất khẩu; từng bước nâng cao vai trò và chức năng điều hành xuất khẩu cho các hiệp hội ngành hàng từ khâu sản xuất, giám sát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đến tiêu thụ; nghiên cứu kỹ và phổ biến rộng rãi những quy định về nhập khẩu (SPS) các mặt hàng vào các thị trường để vượt qua các hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu; đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang thị trường những nước đã ký hiệp định đối tác kinh tế với Việt Nam để tận dụng tối đa những lợi thế về ưu đãi thuế quan.
 
Nhìn chung giá hàng hóa xuất khẩu tám tháng  thấp hơn so với cùng kỳ, là nguyên nhân chính dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, từ tháng 5, giá cả bắt đầu có dấu hiệu phục hồi và có xu hướng tăng trong những tháng cuối năm, hoạt động xuất khẩu thường tăng mạnh trong thời gian này, kinh tế thế giới đang có những bước chuyển biến tích cực, là những cơ sở khả quan để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu trong ngắn hạn, trung và dài hạn. Nhằm thâm nhập tốt hơn vào các thị trường, các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với cộng đồng kiều bào để được giúp đỡ tìm hiểu về các tiêu chuẩn, chất lượng và giúp bao tiêu sản phẩm; không nên phụ thuộc vào một thị trường, ngoài những thị trường tập trung, chiếm tỷ trọng lớn về hàng hóa, cần chủ động nghiên cứu, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường châu Á, châu Phi, khu vực Nam Mỹ...; điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, khuyến khích xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho doanh nghiệp, kiềm chế nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô; điều chỉnh linh hoạt thuế suất thuế xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi hơn nữa về thủ tục hải quan.  
 
Dưới góc độ cơ chế tài chính, nhiều chuyên gia cho rằng, để tiếp tục hỗ trợ, thúc đẩy xuất khẩu, cần tiếp tục thực hiện giảm, giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đến hết năm 2010; xem xét, điều chỉnh mở rộng diện doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu; cải cách hơn nữa thủ tục xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian thông quan, đơn giản hóa thủ tục hoàn thuế, quyết toán thuế, rút ngắn thời gian hoàn thuế; bổ sung kinh phí xúc tiến thương mại, có thể áp dụng phương thức trao đổi "hàng đổi hàng", sử dụng kho ngoại quan ở nước ngoài để các doanh nghiệp gửi và bán hàng trực tiếp cho đối tác nhập khẩu, các nhà phân phối...
 
Trên cơ sở những dự báo sát hợp, công tác xuất khẩu cần được chủ động chuẩn bị bài bản, điều chỉnh và đẩy mạnh để đạt hiệu quả không chỉ trước mắt mà cả trong trung hạn và dài hạn.

(Theo bao nhan dan)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường đồ chơi trẻ em: Hàng Việt vắng bóng, hàng ngoại tràn lan
  • Hà Nội: Các siêu thị điện máy cạnh tranh mở rộng mặt bằng
  • Thương mại Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ: hướng tới 1 tỷ USD vào năm 2010
  • Đường vẫn "sốt" giá, vì sao?
  • Xuất khẩu chưa dễ bứt phá
  • Xuất khẩu tăng - Trung Quốc thu lợi nhờ khủng hoảng
  • Thị trường đồ chơi: Cần liên kết để tạo thương hiệu mạnh
  • Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nông-lâm-thuỷ sản những tháng cuối năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo