Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mô hình bán lẻ hiện đại sẽ dần thay thế chợ truyền thống

Công ty Tiếp thị và Quản lý bất động sản Cushman & Wakefield Việt Nam vừa công bố báo cáo khảo sát thị trường mặt bằng bán lẻ Hà Nội tính đến quý III năm 2010.

Kết quả khảo sát của Cushman & Wakefield Việt Nam cho thấy, đến hết quý 3/2010, Hà Nội đã có 8 trung tâm thương mại, 2 trung tâm bán buôn, 3 đại siêu thị, 12 mặt bằng bán lẻ tại các tầng đế và khoảng 80 siêu thị và trung tâm điện máy với tổng diện tích khoảng 374.000 m2, trong đó 101.000m2 là trung tâm thương mại.

Hanoi Grand Plaza trên đường Trần Duy Hưng là trung tâm thương mại thứ 6 khai trương trong quý III, cung cấp thêm cho thị trường 16.000m2.

Quá trình khảo sát chỉ ra rằng, phần lớn trung tâm bán lẻ ở Hà Nội được mở dưới dạng cửa hàng tại các phố lớn, ở chợ truyền thống và xu hướng chuyển đổi một phần từ truyền thống sang hiện đại. Tuy nhiên xu hướng này diễn ra chậm hơn so với TP.HCM.

Đặc biệt, các trung tâm thương mại lớn ở trung tâm và các vùng phụ cận như Tràng Tiền Plaza, Vincom City Towers và Vincom Galleries hiện đã được lấp đầy với tỷ lệ gần 100%.

Còn nếu tình trung bình, tỷ lệ lấp đầy tại các trung tâm thương mại hiện nay là 93%, thậm chí Trung tâm thương mại Grand Plaza chỉ sau hơn 2 tháng khai trương, 90% diện tích nơi đây đã được cho thuê.

Về giá thuê hiện dao động từ 20-120 USD/m2, tùy thuộc vào vị trí, đơn vị thuê và điều khoản thuê. Giá thuê có xu hướng giảm ở những tầng cao hơn so với những tầng thấp. Đồng thời, tại cùng một trung tâm mua sắm, giá thuê với những mặt bằng diện tích lớn thường nhỏ hơn những diện tích bán lẻ nhỏ.

Ngoài ra, một điểm quan trọng làm cho thị trường bán lẻ trở nên hấp dẫn hơn dưới con mắt của nhiều nhà đầu tư là hình thức cho thuê lâu dài, thay vì ký hợp đồng 2-3 năm như trước đây.

Về nguồn cung trong tương lai, trong quý IV này, Trung tâm thương mại Pico và chợ Hàng Da sẽ hoàn thiện và cung cấp thêm 33.000m2 mặt bằng bán lẻ cho thị trường. Như vậy dự kiến sẽ có khoảng hơn 1 triệu m2 mặt bằng bán lẻ tham gia thị trường từ nay đến năm 2013, gấp 3 lần so với mức cung của thị trường hiện nay.

Trong số những dự án sắp được đưa vào khai thác có thể kể đến như Royal City (200.000m2), U-Silk City (146.896m2), Ciputra Hanoi Mall (120.000m2), Keangnam Hanoi Landmark Tower (62.786m2) và Savico Shopping Center (60.000m2)… Hầu hết những dự án với mặt bằng bán lẻ lớn này không nằm ở trung tâm mà ở khu ngoại ô nơi còn quỹ đất và giá không quá đắt.

Cushman & Wakefield dự  báo, trong tương lai, chợ truyền thống sẽ dần được thay thế bởi mô hình bán lẻ hiện đại. Bốn đại siêu thị hiện tại và các trung tâm bán buôn sẽ phục vụ không những dân cư Hà Nội mà còn dân cư ở những khu vực lân cận nên nhu cầu về mặt bằng bán lẻ sẽ ngày càng tăng mạnh.

(Báo Lao Động)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Nhu cầu về phân bón sẽ tăng cao trong vụ đông
  • Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi
  • 12 mặt hàng trọng yếu đáp ứng đủ “cầu” cuối năm
  • Giá cả tăng... vù vù
  • Chủ động khai thác tốt thị trường EU
  • Hàn là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam
  • “Sống chung” với nhập siêu
  • Tìm cơ hội từ giảm thuế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo