Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Muốn xuất khẩu gạo phải có giấy phép

Nội dung mới nhất trong dự thảo về kinh doanh xuất khẩu lúa gạo của bộ Công thương cho thấy, hoạt động xuất khẩu gạo thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Theo hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Việt Nam hiện có khoảng gần 200 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo. Trong đó số doanh nghiệp có kho tàng, cơ sở xay xát, phương tiện đóng gói, vận chuyển chiếm chưa tới 25%, còn lại chủ yếu là làm thương mại, mùa vụ.

Loại doanh nghiệp “tay không bắt giặc”?

Để khắc phục tình trạng trên, dự thảo mới quy định: thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo phải có ít nhất một kho chuyên dùng chứa lúa gạo với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn; có cơ sở xay xát với công suất tối thiểu 10 tấn lúa/giờ.

Ông Phạm Văn Bảy, giám đốc công ty xuất khập khẩu nông sản thực phẩm An Giang cho rằng: “Việc đưa hoạt động xuất khẩu gạo vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện là hoàn toàn hợp lý”. Theo ông Bảy, quy định như vậy loại được doanh nghiệp làm ăn chụp giật, gây ra nạn cạnh tranh không lành mạnh, sẵn sàng bán phá giá hòng xuất được số lượng nhiều, nhưng khi mua lúa gạo của nông dân thì ép xuống tận đáy.

Giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương cũng đồng ý với quy định doanh nghiệp phải có kho tàng, có cơ sở xay xát mới được xuất khẩu gạo. Ông Dương nói: “Thời gian qua có nhiều doanh nghiệp “tay không bắt giặc”, thấy có ăn thì nhảy vào làm, ký được hợp đồng giá cao họ quay qua mua vét lúa gạo trên thị trường, gây biến động giá giả tạo. Khi giá giảm thì họ ngó lơ, không tham gia xuất khẩu nữa, để mặc nông dân xoay xở đầu ra”.

Ngoài quy định có kho, cơ sở xay xát, dự thảo cũng đề cập đến điều kiện bắt buộc phải có 50% lượng gạo tồn kho mới được đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo. Một số doanh nghiệp cho rằng, tiêu chí này sẽ loại bỏ nhiều trường hợp doanh nghiệp bội tín hợp đồng với khách hàng, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh ngành gạo Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác lại lo ngại nếu không giám sát kỹ sẽ xảy ra trường hợp ký hợp đồng và xác nhận tồn kho ảo để được đăng ký xuất khẩu.

Mọi thành phần đều có quyền xuất khẩu gạo

Dự thảo nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo quy định thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh xuất khẩu gạo nếu đáp ứng đủ điều kiện và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của bộ Công thương.

Có cơ chế giám sát VFA

Thời gian qua, vấn đề dư luận quan tâm nhất là việc VFA, một tổ chức xã hội nghề nghiệp nắm quyền cấp phép hợp đồng xuất khẩu gạo, theo nhiều ý kiến, đã thiếu minh bạch, thiếu công tâm trong phân bổ lượng gạo xuất khẩu do kiểu vừa đá bóng vừa thổi còi.

Thế nhưng, dự thảo kinh doanh xuất khẩu gạo mới sắp ban hành vẫn quy định: thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo tại VFA và chỉ được xuất khẩu gạo sau khi hợp đồng đó đã được đăng ký theo quy định.

Nhận xét về điều khoản này, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng Tháp tỏ ra không đồng tình. Bởi theo ông này, khi trao quyền cho VFA thì ai đảm bảo sẽ không xảy ra tình trạng cửa quyền, làm khó đối với những doanh nghiệp nằm ngoài hiệp hội? Do đó, cách điều hành minh bạch nhất cần áp dụng trong dự thảo, theo vị giám đốc trên, là nên giao quyền tiếp nhận đăng ký hợp đồng qua bộ Công thương.

Ông Nguyễn Văn Khang, giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiền Giang thì cho rằng, dự thảo vẫn có thể quy định VFA nắm quyền tiếp nhận đăng ký hợp đồng, nhưng phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động cấp phép của tổ chức này. Để giám sát hiệu quả, ông Khang đề nghị trong thành phần tổ điều hành xuất khẩu gạo Chính phủ cần mở rộng thêm các tỉnh có gạo xuất tham gia, ít nhất mỗi địa phương phải có một phó chủ tịch tỉnh phụ trách kinh tế trong tổ này. “Tổ điều hành sẽ cử người tham gia vào VFA, giám sát hoạt động cấp phép các hợp đồng xuất khẩu”, ông Khang nói.

Nhiều ý kiến cũng đề nghị, công tác điều hành xuất khẩu gạo tới đây phải thật minh bạch về sản lượng, giá xuất, chỉ tiêu phân bổ, nhất là đối với hợp đồng tập trung. “Cơ chế giám sát doanh nghiệp thu mua gạo phải chặt chẽ hơn, không thể để tình trạng nông dân chỉ bán lúa với giá 2.800 đồng mỗi ký, trong khi doanh nghiệp lại luôn nói họ mua 3.800 đồng mỗi ký”, ông Khang góp ý thêm.

( Theo Hoàng Bảy // SGTT Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Xuất khẩu online - Thế nào cho hiệu quả?
  • Báo động nhập siêu gia tăng
  • Xuất khẩu gạo: Bức xúc “quyền lực” dấu treo
  • Thị trường trái cây Việt Nam và những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
  • Hướng tới kim ngạch thương mại hai chiều Việt-Anh đạt 3 tỷ USD
  • Nghịch lý giá đường: Bộ nói dư thừa đường, doanh nghiệp khó mua
  • Ðẩy mạnh xuất khẩu sau suy thoái kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo