Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu gạo: Bức xúc “quyền lực” dấu treo

picture
 
Ở Việt Nam nông dân sản xuất giỏi, nhưng "nhà buôn" lại tồi, các doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên bán rẻ công sức của nông dân?

Việc điều hành xuất khẩu gạo hiện đang gây rất nhiều bức xúc cho các doanh nghiệp và nông dân.

Công luận cho rằng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã được giao quá nhiều quyền lực, khiến tổ chức này có những "chiêu" không minh bạch chỉ nhằm đem lại quyền lợi cho một nhóm người.

Ngày 3/11, Hội Nông dân Việt Nam, báo Nông thôn ngày nay và Tổng công ty Lương thực Miền Nam tổ chức hội thảo "Điều hành xuất khẩu gạo: Thực trạng và giải pháp", nhằm giải toả những bức xúc nói trên và mở  ra hướng đi tối ưu cho xuất khẩu gạo.

Tại đây, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định: năm 2008, sản lượng lúa gạo nước ta đã đạt con số kỷ lục 38,7 triệu tấn lúa, những tưởng đây sẽ là đỉnh cao khó lặp lại trong bối cảnh diện tích canh tác lúa liên tục giảm hàng năm. Nhưng khả năng năm nay sẽ vẫn vượt sản lượng của năm ngoái, dự kiến đạt 38,9 triệu tấn.

Tuy nhiên, có nhận định rằng, ở Việt Nam nông dân sản xuất giỏi, nhưng "nhà buôn" lại tồi, các doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên bán rẻ công sức của nông dân. Hầu hết các đại biểu đều đồng tình với nhận định này, bởi vì suốt từ đầu năm 2009 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn 120-140 USD/tấn so với gạo của Thái Lan.

VFA điều hành có minh bạch?

Ông Nguyễn Thọ Trí, Phó chủ tịch VFA cho biết, đến hết tháng 10, nước ta đã xuất khẩu được 5.372.000 tấn gạo; tổng hợp đồng đã ký 6.041.000 tấn. Hiện số lượng gạo tồn kho tại các doanh nghiệp là 2 triệu tấn, như vậy tổng số lượng gạo hàng hóa trong năm nay là 7 triệu tấn, đấy là chưa kể vụ lúa thu đông bây giờ mới bắt đầu thu hoạch. Giá gạo 5% tấm xuất khẩu hiện đã lên 430 USD/tấn, kéo theo giá lúa thu mua trong dân hiện nay lên 4.100-4.200 đồng/kg, đây là giá rất có lợi cho nông dân trồng lúa.

Do công nghệ bảo quản của chúng ta còn kém, nên luôn chịu áp lực phải thu mua hết lúa cho nông dân trước vụ thu hoạch mới, mà ở nước ta thì mùa nối tiếp mùa không dứt. Ngay cả đã thu mua hết lúa trong dân, thì các đối tác nước ngoài cũng vẫn cứ tung tin rằng dân ế lúa, để kéo giá lúa gạo của Việt Nam xuống thấp. Các chiến lược đàm phán, ký kết xuất khẩu gạo là vấn đề cực khó, khiến VFA và các doanh nghiệp luôn phải bí mật mọi thông tin.

Ông Trí cho rằng, cũng chính vì không thể công khai các thông tin, nên doanh nghiệp và nông dân có rất nhiều những hiểu lầm sai lệch về cách thức điều hành của VFA. Những bức xúc từ dư luận càng khiến các luồng thông tin bị nhiễu loạn, dẫn đến VFA luôn bị chỉ trích và các đối tác nước ngoài thì được hưởng lợi.

Ông Trí nói, quyền lực của VFA không lớn như dư luận bức xúc trong thời gian qua, VFA chỉ có 2 nhiệm vụ là: nhận đăng ký xuất khẩu gạo từ các doanh nghiệp; và theo dõi phân tích diễn biến thị trường để đưa ra giá sàn vào từng thời điểm cụ thể. VFA không có quyền chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, càng không được phép áp đặt số lượng tiêu thụ của mỗi doanh nghiệp. Quyền lực điều hành xuất khẩu gạo vẫn thuộc Nhà nước, Chính phủ có thành lập một tổ điều hành xuất khẩu gạo do Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên làm tổ trưởng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng làm tổ phó, còn VFA chỉ tuân theo.

Ông Lê  Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp bày tỏ quan điểm: "VFA nói rằng họ chỉ giữ quyền nhận đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo, cái quyền này nghe có vẻ rất "hiền" và dễ thương. Nhưng rất nhiều doanh nghiệp phàn nàn với tôi rằng, các hợp đồng xuất khẩu gạo phải có "dấu treo" của VFA thì mới được Hải quan cho thông quan. Mà muốn có dấu treo trên bản hợp đồng thì phải "nhờ vả" qua Tổng công ty Lương thực Miền Nam, hoặc phải sử dụng bao bì của tổng công ty này. Còn nếu không "biết điều", thì VFA vẫn cứ cho đăng ký, nhưng hợp đồng sẽ không có dấu của VFA. Như vậy, "dấu treo" đang là một công cụ "quyền lực" rất "tinh vi" của VFA, nhằm tạo lợi ích cho một nhóm đối tượng".

Tại hội thảo, nhiều đại biểu trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã đứng lên "tố cáo" dấu treo của VFA, thế nhưng ông Nguyễn Thọ Trí đã im lặng, né tránh trả lời về vấn đề này.

Cần cổ phần hóa triệt để

Ông Nguyễn Đăng Chi, Vụ phó Vụ Xuất khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương soạn thảo nghị định về xuất khẩu gạo, sắp tới dự thảo nghị định sẽ được trình lên Chính phủ.

Theo đó, xuất khẩu gạo sẽ trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thương nhân phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo mới được tham gia. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đình Cung (Trưởng ban Kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), nếu đưa ra các quy định phải có giấy phép, sẽ ngăn cản sự minh bạch trong xuất khẩu gạo, vì càng củng cố thêm vị trí và quyền lực của những doanh nghiệp đã có địa vị trong VFA, ngăn cản các doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu gạo.

Theo ông, vấn đề cấp thiết là phải "cải tổ" ngay bộ máy của VFA. Trong thành phần lãnh đạo VFA phải có đại diện của Hội Nông dân để bảo vệ quyền lợi cho nông dân, làm đối trọng với các doanh nghiệp (đại diện Hội Nông dân nên giữ chức Phó chủ tịch VFA).

Ông Lê Quốc Dũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: bộ máy VFA và cách thức điều hành hiện nay chỉ phù hợp với giai đoạn sơ khởi của kinh tế thị trường. Giờ  đây, nền kinh tế thị trường ở nước ta đã phát triển, nên cấp thiết phải tái cấu trúc lại bộ máy của VFA. Thời gian qua, tiếng nói của nông dân quá yếu ớt, bị VFA phớt lờ. Cần phải hạn chế những tiêu cực trong cách điều hành, tạo ra một thế trận chung cho cả nông dân sản xuất lúa và các doanh nghiệp tiêu thụ gạo.

Ông Trần Đức Tụng, cựu chuyên viên Vụ Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện đang làm Chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu, thẳng thắn: "Đã 30 năm tôi chuyên theo dõi về sản xuất và lưu thông lúa gạo ở ĐBSCL, nên tôi quá hiểu những mờ ám trong việc điều hành xuất khẩu gạo của VFA. Thế lực của VFA thực quyền nằm trong tay lãnh đạo của tổng công ty Lương thực Miền Nam".

Ông Tụng cho biết, Tổng công ty Lương thực Miền Nam thường đấu thầu bán gạo cho Philippines khi chưa có chân hàng trong tay, họ luôn bỏ thầu giá quá thấp vì thế luôn trúng thầu. Sau đó, tổng công ty thu mua gạo từ nông dân, họ luôn tìm mọi thủ đoạn để mua gạo với giá rẻ để có lợi nhuận cao. Ngay cả khi giá lúa trên thế giới tăng cao, thì họ cũng tìm cách để "dìm" giá trong nước xuống, nhờ thế và lực độc quyền được giao và có cả hệ thống tổ chức chân rết rộng khắp đến các tỉnh thành miền Nam, nên tất cả giới thương lái thu mua đều nằm trong hệ thống chân rết này, và quyền lợi gắn chặt  tổng công ty.

Mặt khác, họ cũng ngăn chặn việc ký kết, hoặc chia nhỏ việc thực hiện các hợp đồng thương mại của các công ty khác, khiến giá lúa gạo xuất khẩu và giá thu mua lúa của nông dân luôn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực vào cùng một thời điểm.

Ông Tụng kiến nghị lên Chính phủ giải pháp: cần phải cổ phần hóa triệt để hai tổng công ty lương thực Miền Bắc và Miền Nam, bao gồm tất cả các công ty thành viên. Khi đã cổ phần hóa, thì toàn bộ cơ sở vật chất, tiền bạc là của cá nhân, họ sẽ buộc phải tìm cách kinh doanh có hiệu quả bằng chính thực lực của mình. Từng doanh nghiệp sẽ phải lo cơ sở vật chất như kho dự trữ, tìm kiếm khách hàng, chủ động chân hàng trước khi ký hợp đồng, tổ chức làm từ A đến Z. Khi mọi doanh nghiệp hoàn toàn bình đẳng, sẽ tạo ra một hệ thống kinh doanh sôi động và minh bạch, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm.

(Theo Chu Khôi // VnEconomy)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường trái cây Việt Nam và những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
  • Hướng tới kim ngạch thương mại hai chiều Việt-Anh đạt 3 tỷ USD
  • Nghịch lý giá đường: Bộ nói dư thừa đường, doanh nghiệp khó mua
  • Ðẩy mạnh xuất khẩu sau suy thoái kinh tế
  • Thị trường đồ chơi trẻ em: Hàng Việt vắng bóng, hàng ngoại tràn lan
  • Hà Nội: Các siêu thị điện máy cạnh tranh mở rộng mặt bằng
  • Thương mại Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ: hướng tới 1 tỷ USD vào năm 2010
  • Đường vẫn "sốt" giá, vì sao?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo