Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghịch lý giá đường: Bộ nói dư thừa đường, doanh nghiệp khó mua

 Dù Hiệp hội Mía đường Việt Nam và các cơ quan chức năng liên tục khẳng định đường trong nước không thiếu song giá đường trong nước vẫn cao hơn giá nhập ngoại, doanh nghiệp khó mua đường phục vụ sản xuất.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng giá đường trong nước đang tăng cao do thiếu nguồn cung và bị làm giá. Ảnh: Hồng Vĩnh

Nhiều doanh nghiệp khẳng định giá đường tăng cao do doanh nghiệp đường đầu cơ, làm giá, còn ý kiến khác thì cho rằng, đây có thể là hậu quả của chương trình mía đường.

Giá đường nhảy vọt

Trao đổi với Tiền Phong, đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết, giá đường trong nước đang có sự tăng giá bất thường. Riêng từ giữa tháng 7 đến nay, đường liên tục lên giá khoảng sáu đợt.

Chủ một số cửa hàng bán lẻ ở Hà Nội cho biết nếu tháng 5/2009 giá đường bán buôn chỉ ở mức 10.500 đồng/kg nhưng đến khoảng giữa tháng 8, giá đường đã vọt lên tới 14.800 đồng/kg.

Nếu tính từ đầu năm 2009, giá đường đã tăng khoảng 64 phần trăm. Giá bán lẻ đường Biên Hòa tại các siêu thị như Fivimart, Big C tại Hà Nội dao động ở mức 16.000 - 16.600 đồng/kg trong khi giá bán lẻ trên thị trường ở mức 17.000 đồng/kg.

Một nghịch lý nữa là giá đường nội đang đắt hơn giá đường ngoại nhập tới 3.000 đồng/kg và đây là điều mà nhiều doanh nghiệp sử dụng đường lớn đều kêu.

Ông Doãn Minh Dũng, Tổng Giám đốc Cty liên doanh TNHH Hải Hà – Kotobuki cho biết, giá đường mà doanh nghiệp này mua của nhà cung cấp trong nước chênh tới 4.000 đồng/kg so với giá đường nhập khẩu. Với lượng đường sử dụng mỗi tháng khoảng 200 tấn thì riêng tiền chênh lệch giá giữa hàng nội và ngoại cũng đã lên tới gần 800 triệu đồng.

Đại diện Cty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), bà Bùi Thị Hương, Giám đốc đối ngoại cũng cho biết kế hoạch sản xuất của Cty bị ảnh hưởng khá nhiều do nguồn cung đường hiện rất bấp bênh.

Với tổng nhu cầu đường của Cty trong năm 2009 là 75.000 tấn trong đó đường nhập khẩu theo hạn ngạch được cấp là 43.000 tấn hiện doanh nghiệp như ngồi trên đống lửa do giá đường tăng cao nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu.

“Cty vừa nhập khẩu 4.500 tấn đường nhưng cũng chỉ đủ để sản xuất cho đến ngày 25/9. Hiện, Cty đã ký hợp đồng mua được 230 tấn tạm đủ cầm cự trong tháng 9 này.

Chúng tôi đã liên hệ và Cty Cổ phần Đường Biên Hòa cũng chỉ cung ứng được 4.000 tấn, Cty Thực phẩm công nghệ Sài Gòn chỉ có 700 tấn còn các đơn vị khác như Bourbon (Tây Ninh), Cty Minh Tâm (KCP) cho biết, không có đường để chào. Đây là bài toán khó với chúng tôi, vì để phục vụ cho sản xuất trong tháng 10 và 11 chúng tôi cần tới 14.300 tấn đường”- Bà Hương lo ngại.

Ông Nguyễn Tuấn Khải, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) cho biết, việc phải mua đường nội giá cao là tai nạn chung của các doanh nghiệp ngành sữa trong nhiều tháng qua.

Điển hình như tháng 7 vừa qua, giá đường bán cho Cty của ông đã bảy lần tăng. Ông Khải cũng cho biết, hiện doanh nghiệp dù có tiền muốn mua cũng bị chèn ép. Có doanh nghiệp tuyên bố muốn mua hàng thì phải thanh toán tiền ngay nếu không giá sẽ còn tăng. Có doanh nghiệp phải cược tiền để mua được đường.

Bà Hương cũng cho biết trước tình hình không có đơn vị nào trong nước có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của Cty trong hai tháng tới, Vinamilk đã kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cho doanh nghiệp này được nhập thêm 8.000 tấn đường để ưu tiên duy trì sản xuất.

Nghịch lý của một chính sách

* Theo tính toán của một doanh nghiệp, với mức chào giá bán buôn 14.300 đồng/kg so với giá đường tham khảo tại thị trường Luân Đôn ngày 7/9 ở mức 570 USD/tấn và tính thêm các khoản chi phí khác thì giá đường nhập khẩu vẫn rẻ hơn giá đường đang bán trong nước tới 2.921 đồng/kg.

* Ông Lê Xuân, Cục trưởng Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản & Nghề muối, Bộ NN&PTNT đã đề nghị các doanh nghiệp cùng hợp tác trong việc hạ nhiệt cơn khát đường, chào bán với giá hợp lý cho doanh nghiệp.

Trước những phản ánh của doanh nghiệp về hiện tượng khan đường trên thị trường, Cục Chế biến Thương mại Nông lâm Thủy sản & Nghề muối, Bộ NN&PTNT cho biết đầu tháng 9, các nhà máy đường đã bắt đầu vào sản xuất. Lượng đường hiện có đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và có gần 40.000 tấn mới bổ sung hạn ngạch để làm dự phòng.

Đối với đường luyện còn gần 30.000 tấn chưa kể số đường nhập khẩu mới bổ sung hạn ngạch là 30.000 tấn và 10.000 tấn đường thô của Cty Cổ phần Đường Biên Hòa hiện mới nhập về.

Đại diện Cục Chế biến Thương mại Nông lâm Thủy sản & Nghề muối cũng thừa nhận Việt Nam cũng giống như các nước đều phải bảo hộ sản xuất trong nước nên giá đường trong nước thường cao hơn giá nhập khẩu.

Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, ông Võ Thành Đàng khẳng định, thị trường không thiếu đường do lượng tồn kho của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều và 10 nhà máy ở Đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu vào vụ sản xuất.

Lượng đường tồn kho trên toàn quốc ở mức 130.000 tấn và lượng tiêu thụ trên cả nước trong tháng 8 ở mức 85.000 tấn, vẫn còn hơn 40.000 tấn. Bộ Công Thương đã phải cấp bổ sung quota 40.000 tấn, và doanh nghiệp chưa nhập hết.

Đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, giá đường đang có xu hướng xuống chứ không phải tăng. Ông dẫn chứng cách đây hơn 1 tháng, giá bán buôn đường vào khoảng 13.800 đồng/kg nay giá đường hạ xuống còn 12.800 đồng/kg. Như vậy có nghĩa giá đường bán buôn đã giảm. Còn vì sao giá bán lẻ đường trên thị trường vẫn ở quanh mức 16.000 đồng/kg là do giá xăng dầu tăng khiến chi phí lưu thông của doanh nghiệp tăng.

“Những hộ mua đường chế biến thì thường mua theo giá bán buôn của doanh nghiệp chứ không phải là mua giá cao. Thực tế việc mua bán giữa các doanh nghiệp thì Bộ NN&PTNT và Hiệp hội không tham gia nên không thể can thiệp vào giá đường”- Lãnh đạo Hiệp hội Mía đường Việt Nam nhấn mạnh.

Trước câu hỏi giá đường đang xuống nhưng vì sao doanh nghiệp vẫn phải mua với giá lên tới trên 14.000 đồng/kg và so với giá đường nhập khẩu thì doanh nghiệp phải mua đắt hơn gần 3.000 đồng/kg, ông Đàng cho rằng ngành đường còn non trẻ và liên quan đến hàng triệu nông dân nên việc bảo hộ là cần thiết. 

Ông Đàng cũng cho rằng, không có chuyện doanh nghiệp bắt tay làm giá để trục lợi vì phương thức mua mía hiện nay theo thị trường với công thức: Cứ một tấn mía 10 chữ đường  tại ruộng được mua với giá của 60 kg đường tính trước thuế. Vì vậy nếu giá đường tăng thì người dân cũng là người được lợi, doanh nghiệp cũng được lợi.

“Phần lợi lớn hơn hiện nay vẫn là nông dân. Muốn nâng giá thì cũng phải tăng giá mua mía cho nông dân. Hiện có tới 40 doanh nghiệp trên cả nước đồng ý với phương thức đó rồi”- Ông Đàng cho biết.

Ông Võ Văn Quyền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, Tổ điều hành thị trường trong nước đã tính toán và dự báo năm nay sẽ thiếu khoảng 60.000 tấn đường.

Diện tích trồng mía giảm, hàm lượng đường thấp cũng là nguyên nhân cho việc thiếu đường trong nước. Hiện đã vào mùa sản xuất mà giá đường tăng liên tục cũng là điều bất thường.

Rõ ràng bài toán cân đối giữa lợi ích của người tiêu dùng các sản phẩm từ đường (sữa, bánh kẹo...) và lợi ích của người nông dân trồng mía đang đòi hỏi lời giải xác đáng của các Bộ, Ngành liên quan.

Chính sách bảo hộ ngành công nghiệp mía đường, trong nước đang bộc lộ những bất cập, những nghịch lý. Hiệu quả của sản xuất, kinh doanh, lợi ích của người tiêu dùng và của Nhà nước là thước đo đánh giá về chính sách bảo hộ. Bằng không, lợi ích sẽ chỉ thuộc về những “ông” chủ DN, còn người nông dân và người tiêu dùng thì gánh chịu hậu quả.


 

(Theo Tiền Phong/Binh Thuan)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Ðẩy mạnh xuất khẩu sau suy thoái kinh tế
  • Thị trường đồ chơi trẻ em: Hàng Việt vắng bóng, hàng ngoại tràn lan
  • Hà Nội: Các siêu thị điện máy cạnh tranh mở rộng mặt bằng
  • Thương mại Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ: hướng tới 1 tỷ USD vào năm 2010
  • Đường vẫn "sốt" giá, vì sao?
  • Xuất khẩu chưa dễ bứt phá
  • Xuất khẩu tăng - Trung Quốc thu lợi nhờ khủng hoảng
  • Thị trường đồ chơi: Cần liên kết để tạo thương hiệu mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo