Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập siêu triền miên

Trước tình hình khả quan về nhập siêu giai đoạn 2001-2005, Việt Nam đã đặt mục tiêu chiến lược của giai đoạn 2006-2010 là: "Tiến tới cân bằng xuất khẩu - nhập khẩu vào những năm đầu sau năm 2010".

Tuy vậy 5 năm qua, nhập khẩu luôn tăng trưởng vượt mặt xuất khẩu, đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng nhập siêu triền miên.

Nghịch lý chuyện nhập khẩu

Năm 2008 - năm xuất khẩu (XK) tăng trưởng ở mức kỷ lục thì cũng là năm kim ngạch nhập khẩu (NK) và tỉ lệ nhập siêu đạt giải quán quân. Năm 2010, mức tăng giá hàng hoá XK của Việt Nam luôn thua mức tăng giá hàng ta phải NK... Theo chiều hướng đó, việc đặt ra mục tiêu “cân bằng XK – NK” càng trở nên xa vời. Từng chung sống với căn bệnh nhập siêu, nghe ngóng cơ thể kinh tế nước ta, trong khi những căn nguyên cố hữu trong việc tăng trưởng XK đã dẫn đến “căn bệnh” này chưa thể cắt mạch thì năm 2010 chuyện nhập siêu lại có thêm những “triệu chứng” mới, khiến nó càng trầm kha.

Dịp hè năm nay, mỗi ngày vẫn có hàng trăm tấn lúa Campuchia được NK qua cửa khẩu Tịnh Biên, An Giang để vào vựa lúa Nam Bộ, trong khi thóc đông xuân còn đầy ắp trong kho, mà hè thu sắp vào vụ mới cũng là một nghịch lý của việc NK hàng hoá.

Một lãnh thổ quanh năm lúa tốt bời bời, nhưng vẫn bùng nổ tình trạng NK cám, vì giá cám nội của ta thường cao hơn so với cám ngoại. Do đó, dù có biện minh rằng: Phải nhập khẩu cám vì mở rộng quy mô ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trên cả nước cũng không thể là lời giải thích thuyết phục.

Một nước dân ít dùng bột mì làm lương thực, nhưng việc NK lúa mì các năm gần đây đều tăng đột biến. 7 tháng đầu năm 2010, lượng bột mì về nước đã bằng lượng cả năm 2009 và gấp đôi năm 2008, càng thấy sự bất ổn trong việc NK hàng hoá tràn lan.

Một quốc gia, mỗi tỉnh một nhà máy đường mà có năm phải dùng liệu pháp nhập đường để “dập” sốt giá trong nước. Năm nay là 150 nghìn tấn, mà giá đường trong nước “đã trót” lên rồi “kiên định” không chịu xuống.

Khắp Bắc - Trung - Nam đều có những cánh đồng ngô bạt ngàn, nông dân kêu ca khó tiêu thụ hết ngô hàng hoá cho đồng bào, vậy mà Việt Nam đứng thứ năm trong số các nước Châu Á về NK ngô. Dự đoán năm 2010 sẽ nhập khoảng 1,6 triệu tấn ngô, tăng 350 nghìn tấn so với năm ngoái. Trước tình trạng này, cho đến nay các nhà hoạch định chính sách mới quyết định từ năm 2011 sẽ đưa các giống ngô biến đổi gene vào sản xuất đại trà, đưa năng xuất lên 5-6 tấn/ha, có thể đạt sản lượng 7,5-8 triệu tấn/năm, cao gấp 1,5 lần hiện nay để hạn chế NK ngô.

Hiện tượng NK thịt các loại không còn lạ đối với thị trường. Nhưng trước hiện tượng năm 2010 rộ lên việc NK thịt lợn thì quả là điều không thể làm ngơ. 5 tháng đầu năm 2010 - với lý do bùng phát dịch lợn tai xanh, lượng nhập về tăng 20% so với cùng kỳ năm trước và không chỉ có thịt mà còn phụ phẩm của lợn cũng được NK về. Tình trạng NK thịt vẫn chưa hề giảm, đang làm cho đầu ra của người chăn nuôi trong nước gặp khó khăn là điều làm nhức nhối dư luận.

Rau quả từ Trung Quốc vẫn hằng ngày đổ vào Việt Nam đều đặn với khối lượng lớn. Chỉ riêng tháng 8.2010, kim ngạch NK rau quả từ Trung Quốc đã tăng 20% so với tháng trước... Đất nước có cây tre là biểu trưng, song gần đây nảy sinh việc ồ ạt NK tăm tre. Riêng khu vực cảng Cát Lái, thành phố Hồ Chí Minh 8 tháng đầu năm đã NK về 911 tấn tăm tre, giá rẻ hơn tăm sản xuất trong nước.

Mức thuế thu nhập tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia giảm mạnh, khiến hàng loạt loại bia Bỉ, Đức, Mỹ, Mexico, Hà Lan... đang thi nhau “đẩy” hàng vào thị trường Việt Nam.

Buông lỏng quản lý

Việc giải quyết nạn nhập rác thải công nghiệp cho đến nay vẫn cứ cò cưa, bởi cơ quan này cho phép, tổ chức kia lại phản đối nên không “ai thắng ai” đã làm cho nạn NK rác thải đang trở thành vấn nạn. Từ đầu năm đến nay có tới hơn 300 container cập cảng Hải Phòng. Tờ khai là phế liệu để tái chế, nhưng khi được mở ra thì toàn là loại rác caosu, ắcquy, linh kiện điện tử chì... Chủ hàng trong nước chạy làng không nhận. Truy tìm kẻ giao hàng thì chỉ là DN ma, không biết “đổ nọc” cho ai. Đã có không ít tin đồn rằng: Nước ngoài cho tiền để DN ta nhập rác. Nếu không mạnh tay, cứ nhùng nhằng mãi, trước mắt cảng Hải Phòng đang trở thành bãi rác của nước ngoài. Và nếu pháp luật không sớm nghiêm khắc, với kiểu cho phép NK tràn lan như hiện nay, Việt Nam sẽ sớm trở thành bãi rác của thế giới.

Để kiểm soát việc NK thuỷ sản nguyên liệu góp phần hạn chế nhập siêu, bộ chủ quản ban hành thông tư 25 yêu cầu các cơ sở NK thuỷ sản nguyên liệu từ nước ngoài vào Việt Nam phải thực hiện sự đăng ký và chịu sự kiểm soát của cơ quan chức năng của Việt Nam. Văn bản chưa ráo mực thì đã phải điều chỉnh ngay bằng chỉ lệnh số 51 vì gây ách tắc nguồn nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản. Vậy mà vẫn chưa yên, bởi còn nhiều container thịt đông lạnh đang còn nằm ở cảng.

Đẩy mạnh XK, quản lý NK, hạn chế nhập siêu vốn đã khó khăn, nay bước vào thời mở cửa càng trở nên khó. Sự “lúng túng” trong việc xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển ngành công nghiệp phụ liệu cùng việc điều hành XK, thiếu quản lý chặt chẽ hàng hoá NK đang làm cho chiến lược XK năm 2006 - 2010 trở nên xa vời và càng làm cho mục tiêu cân bằng XK – NK sau năm 2010 trở nên xa vời. Nếu không sớm khắc phục những yếu kém “từ gốc”, những mục tiêu nêu trên càng trở nên khó xoay chuyển.

(Báo Lao Động)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • “Căng sức” bình ổn thị trường cuối năm
  • Mô hình bán lẻ hiện đại sẽ dần thay thế chợ truyền thống
  • Nhu cầu về phân bón sẽ tăng cao trong vụ đông
  • Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi
  • 12 mặt hàng trọng yếu đáp ứng đủ “cầu” cuối năm
  • Giá cả tăng... vù vù
  • Chủ động khai thác tốt thị trường EU
  • Hàn là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo