Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nông sản tắc nghẽn tại cửa khẩu Tân Thanh: Lỗi tại đâu?

 

Những dòng xe chở nông sản đổ về cửa khẩu Tân Thanh. Ảnh: TTXVN

Báo Hànộimới đã đưa tin về tình trạng tắc nghẽn hàng nghìn tấn nông sản, chủ yếu là xoài, dưa hấu, chuối, thanh long tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) hơn nửa tháng nay. Đến hôm nay, tình hình vẫn chưa có gì khả quan, trong khi lượng xe chở hoa quả đổ về cửa khẩu Tân Thanh ngày càng chật cứng. Hàng nghìn tấn nông sản có thể phải đổ bỏ.

 

 

Mỏi mắt chờ thông quan


Mặc dù Chi cục Hải quan đã phải tăng ca để thông quan nhưng hàng trăm xe tải chở nông sản tồn đọng tại cửa khẩu Tân Thanh vẫn nối đuôi nhau nằm chờ. Lái xe biển kiểm soát 77K-8874 tên là Tuấn khuôn mặt mệt mỏi sau nhiều đêm thức trắng bảo vệ hàng than thở: "Đoàn xe của chúng tôi chở dưa từ Bình Định ra đến đây đã 5 ngày, tình hình này, ít nhất cũng phải vài ngày nữa may ra mới đến lượt xe sang Trung Quốc giao hàng". Lật tấm bạt đậy thùng xe chất đầy dưa hấu, Tuấn cho biết: "Mấy ngày nay, trời đổ mưa, dưa hấu ủ trong rơm lại phủ kín bạt nên đã bắt đầu thối. Vài ba ngày nữa mà không xuất được thì cả xe dưa gần 20 tấn này chỉ còn nước đổ bỏ".

 

Đến trưa ngày 4-4, lượng xe chở hoa quả đổ về cửa khẩu Tân Thanh vẫn khá nhiều. Từ Đồng Đăng vào đến Tân Thanh, xe tải nối đuôi nhau dài hàng cây số, chủ yếu là xe dưa từ khắp các tỉnh miền Trung và Nam bộ về. Hiện đang là mùa thu hoạch dưa hấu, nên mỗi ngày ước tính có 200 - 300 xe chở dưa, mỗi xe xấp xỉ 20 tấn từ các nơi đổ về cửa khẩu Tân Thanh để xuất khẩu sang Trung Quốc. Một chủ hàng tại Lạng Sơn tên Hạnh chuyên kinh doanh dưa hấu để xuất sang Trung Quốc cho biết, sức tiêu thụ dưa hấu của thị trường Trung Quốc thời gian gần đây chậm vì bạn cũng đang vào mùa thu hoạch. Thêm nữa, dưa Việt Nam ùn ùn đổ về Lạng Sơn đã khiến tình trạng ép giá xảy ra. Giá dưa hấu rớt thê thảm, từ 4.000 - 7.000 đồng/quả dưa khoảng 5kg nên có bán được hàng cũng lỗ. Không bán thì trắng tay, còn để thêm vài ngày nữa thì tìm chỗ đổ bỏ cũng khó.

 

Để giải quyết tình trạng nông sản bị ách tắc, đoàn công tác của UBND huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) vừa làm việc với chính quyền Bằng Tường (TP Sùng Tả, Quảng Tây, Trung Quốc). Nhưng kết quả đàm phán không khả quan. Ông Bùi Văn Phấn, Phó Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh (UBND huyện Văn Lãng) cho biết: "Nước bạn hứa sẽ cố gắng đẩy nhanh tốc độ kiểm dịch để giúp ta giảm bớt ách tắc. Song lượng xe chở nông sản chờ thông quan quá lớn, mặc dù phía bạn đã làm hết sức, tạo mọi điều kiện và làm việc thêm giờ, thêm ca nhưng năng lực bến bãi không cho phép nhanh hơn được nữa". Lo ngại nhất là việc giải quyết ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh còn ì ạch, nhưng các xe chở nông sản vẫn đổ về khiến ách tắc càng thêm nghiêm trọng. UBND huyện Văn Lãng cũng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhanh gọn thủ tục hơn, hàng hóa được bốc dỡ ngay tại bến bãi đỗ xe nhưng mỗi ngày cũng chỉ giải quyết được khoảng 200 xe.

 

Đau lòng bài học làm theo phong trào


Thực tế là tình trạng ách tắc  dưa hấu tại cửa khẩu Tân Thanh hầu như năm nào cũng xảy ra. Đặc biệt, năm nay, lượng dưa hấu, chuối, xoài, thanh long đổ về đây quá lớn gây ách tắc cả các loại nông sản khác. Nhiều tư thương sốt ruột, kiến nghị Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu và Chi cục Hải quan Tân Thanh cho hàng hóa nông sản của họ được thông quan trước dưa hấu, gây nên cảnh tranh cãi hỗn độn. Những chủ xe dưa hấu thì cho rằng, đã lên đây thì phải xếp hàng chờ lượt, ai đến trước thông quan trước.

 

Tình trạng ách tắc nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh cho thấy năng lực dự báo của các cơ quan quản lý nhà nước chúng ta còn kém. Lẽ ra, phải có quy hoạch trồng cây gì, nuôi con gì trên diện tích bao nhiêu là thích hợp. Thực tế, người nông dân chỉ biết sản xuất chứ không thể cân đối, dự báo được nhu cầu thị trường. Mặt khác, cũng phải thấy rằng, một phần lỗi thuộc về nông dân do nóng vội, không nắm bắt đầy đủ thông tin, chưa nghiêm chỉnh thực hiện sản xuất theo quy hoạch. Trong tổ chức sản xuất, họ cũng chủ yếu là làm theo kinh nghiệm, chỉ lo chạy theo giá bán mà chưa biết tận dụng, khai thác lợi thế riêng trong việc chuyển đổi, cân đối cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, nhiều nơi, nông dân thiếu đầu tư chiều sâu cho khâu chế biến, bảo quản, để sản phẩm làm ra có chất lượng cao hơn, đủ sức cạnh tranh và tránh được điệp khúc "hàng thừa". Sự việc hàng nghìn tấn nông sản đang ứ đọng tại cửa khẩu Tân Thanh có khả năng trở thành phế thải lại một lần nữa là hồi chuông cảnh tỉnh về lối làm ăn tự phát theo phong trào của người nông dân.

( Theo HNMO)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Nhãn lồng Hưng Yên có sang được Mỹ?
  • Tp.HCM xử lý biến động giá trong 24 giờ
  • Phát triển thị trường nội địa: Trầy trật vì vướng VAT
  • Xúc tiến thương mại là cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra thế giới
  • Dự báo về hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong thời gian tới
  • Khủng hoảng tài chính khiến thế giới sao nhãng vấn đề an ninh lương thực
  • IMF: Triển vọng trung hạn của kinh tế Việt Nam tốt
  • Cam kết về mở cửa thị trường phân phối - Đã và đang bị phá vỡ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo