Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự báo về hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong thời gian tới

Với kết quả XNK 3 tháng đầu năm 2009 cho thấy, Việt Nam đã xuất siêu tới 1,647 tỉ USD. Đây là con số kỷ lục từ trước tới nay cho cán cân thương mại của Việt Nam và trong tình hình hiện nay, xuất khẩu nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… có tốc độ sụt giảm rất cao, thì việc xuất khẩu 3 tháng đầu năm của Việt Nam vẫn tăng 2,4% và tiếp tục xuất siêu vẫn có thể cho là một tín hiệu tốt đối với nền kinh tế.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế quốc tế, cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế, mà nguyên nhân là từ khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ, đã gây những ảnh hưởng bất lợi đối với nền ngoại thương Việt Nam, song nhìn chung, tình hình ngoại thương Việt Nam năm 2008 vẫn giữ được xu thế phát triển tốt, thể hiện ở những mặt dưới đây:
Mở rộng thêm một bước thị trường xuất khẩu.
Tốc độ nhập khẩu hàng hoá tăng nhanh.
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng lên.
Vận chuyển đường biển phục vụ thương mại tăng nhanh, mức tăng lượng khách du lịch quốc tế tuy có giảm nhưng giảm chậm.
Tăng cường hơn nữa buôn bán với Trung Quốc.
Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu tồn tại trong hoạt động ngoại thương Việt Nam hiện nay là nhập siêu lớn, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu không hợp lý, nguyên liệu sản phẩm gia công thô còn chiếm tỉ trọng lớn, sản phẩm gia công kỹ thuật cao thuộc các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, hàng thủ công… vẫn chiếm tỉ trọng thấp. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản, thuỷ sản và khoáng sản, những sản phẩm này bị hạn chế bởi sản lượng khai thác và diện tích gieo trồng, những mặt hàng xuất khẩu khác, như giày da hoặc hàng dệt, thì khả năng phát triển có hạn, có những sản phẩm bị phụ thuộc vào thị trường và nguyên liệu nước ngoài, cho nên xuất khẩu bị ảnh hưởng rất lớn bởi thị trường quốc tế.
Một số vấn đề tồn tại:
Cơ cấu hàng xuất khẩu không hợp lý, giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp.
Buôn bán bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế, từ nửa cuối năm 2008, xuất khẩu bắt đầu giảm.
Trong buôn bán với Trung Quốc còn những vấn đề cần phải giải quyết.
Trong thời gian tới, tình hình kinh tế thế giới sẽ còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn và nhân tố không xác định dự báo sẽ tiếp tục tăng lên nhiều. Xét tình hình hiện nay, thì thấy rằng sự trượt dốc của nền kinh tế thế giới đã rõ ràng, cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng quyết liệt, giá hàng trên thị trường quốc tế biến động lớn, tất cả những vấn đề này sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với nền ngoại thương Việt Nam.
Tuy nhiên, vì đã là thành viên của WTO và được hưởng những điều kiện ưu đãi buôn bán trong WTO, do vậy Việt Nam còn có thể tận dụng những điều kiện thuận lợi để giúp hoạt động thương mại có bước phát triển mới, chủ yếu gồm:
Thứ nhất, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang sa sút, sản phẩm xuất khẩu của Việt nam vẫn có ưu thế cạnh tranh rõ rệt.
Thứ hai, Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng mở ra thị trường mới.
Thứ ba, khâu kiểm tra sản phẩm (có lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu) sẽ đảm bảo uy tín và chất lượng hàng xuất.
Thứ tư, thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Những nhân tố bất lợi đối với quá trình phát triển ngoại thương Việt Nam năm 2009:
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế, hoạt động thương mại của Việt Nam năm 2009 sẽ gặp phải một số khó khăn, chủ yếu gồm:
Xuất khẩu dự báo sẽ giảm. Các thị trường truyền thống sẽ bị tác động mạnh.
Thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán sẽ có biến động.
Vốn đầu tư và nguồn viện trợ từ nước ngoài có thể sẽ giảm.
Như vậy, dự báo ngoại thương của Việt Nam năm 2009 tuy sẽ gặp khó khăn, nhưng cũng có những cơ hội, nếu như nắm chắc được tình hình, kịp thời đưa ra những biện pháp đối phó ổn thoả, thì kim ngạch buôn bán vẫn có thể đạt được mức tăng nhất định.
 

(Theo Vinanet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xúc tiến thương mại là cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra thế giới
  • Khủng hoảng tài chính khiến thế giới sao nhãng vấn đề an ninh lương thực
  • IMF: Triển vọng trung hạn của kinh tế Việt Nam tốt
  • Cam kết về mở cửa thị trường phân phối - Đã và đang bị phá vỡ?
  • Thiếu thị trường- nỗi lo của doanh nghiệp
  • Sự chủ động của doanh nghiệp quyết định hiệu quả thực thi của Hiệp định AANZFTA
  • Điểm sáng trong “bức tranh” xuất khẩu
  • Hiện trạng tiêu dùng Việt Nam: Đã xuất hiện những thay đổi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo