Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tái chiếm thị trường nội địa: Không dễ

Nhiều chuyên gia và Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Việt Nam khẳng định việc tái chiếm thị trường nội địa, đặc biệt khu vực nông thôn trong hoàn cảnh hiện nay không dễ.

Ngay cả hoa quả là thế mạnh của Việt Nam song tại thị trường trong nước hàng ngoại vẫn tràn ngập.  Ảnh: Hồng Vĩnh

TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright cho biết, một thời gian dài, chúng ta quá chăm chút cho thị trường xuất khẩu mà không tính đến thị trường trong nước; Việc doanh nghiệp quay về thị trường nội địa dễ bị kỳ thị.


Về phía doanh nghiệp, khi sản xuất sản phẩm thì từ nguyên vật liệu đến thiết kế đều dành cho thị trường nước ngoài chứ không phải là cho thị trường tiêu dùng trong nước, chưa kể cách phân phối, marketing.


“Với những yếu tố từ phía doanh nghiệp và cả từ chính sách, tôi nghĩ doanh nghiệp Việt Nam rất khó quay trở lại thị trường nội địa trong thời gian ngắn” - Ông Tự Anh nói.


Cũng theo ông Vũ Thành Tự Anh, việc quay lại thị trường nội địa Nhà nước cần có một hệ thống chính sách phù hợp chứ không thể nào nói là có chủ trương phát triển thị trường nội địa và hô hào doanh nghiệp chung chung.


Các chuyên gia xây dựng đề án cũng cần tham khảo ý kiến của doanh nghiệp chứ không nên ngồi vẽ ra. Cùng với đó là tính khả thi của đề án có tính đến hệ thống khuôn khổ chính sách kèm theo.


“Đề án phát triển thị trường nội địa của Bộ Công Thương được đặt lên đặt xuống nhiều lần nhưng tính khả thi rất hạn chế. Để phát triển thị trường trong nước thì không thể dừng lại ở chính sách mà cần đồng bộ”- TS Tự Anh cho biết.


Phải hỗ trợ và khuyến mãi
 

Ở khía cạnh khác, trao đổi với Tiền Phong, TS Cao Sĩ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng để tiêu thụ được hàng ở thị trường nông thôn nhằm kích cầu, cần nhiều chính sách như hỗ trợ vận tải, giá cước, thậm chí phải hỗ trợ cả theo hình thức khuyến mãi.


Để hỗ trợ, cũng phải tăng lương cho người thu nhập thấp, mở chính sách cho người tiêu dùng để họ có tiền. Khi đưa hàng về, các chính sách cũng phải đi kèm, chứ nếu đưa về mà dân không có tiền mua, thì không hiệu quả.


TS Vũ Thành Tự Anh cũng cho rằng, đây là thời điểm cần những chính sách trợ cấp, hỗ trợ hết sức sáng tạo. Doanh nghiệp cũng phải đưa ra các sáng kiến giúp Chính phủ có các chính sách phù hợp với doanh nghiệp và với luật chơi chung của thế giới.


Đơn cử, Chính phủ có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiêu thụ hàng nội, hỗ trợ đào tạo lại lao động, xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, khoa học công nghệ... Chúng ta cần tận dụng tối đa những chính sách này. Tuy nhiên, không nên hỗ trợ một cách trực tiếp và lộ liễu.  


Lý do hàng dệt may Việt Nam không thể cạnh tranh được với Trung Quốc là cụm ngành dệt may của ta rất yếu. Thiết kế là của nước ngoài, rồi đi may gia công, trong khi nguyên phụ liệu và cả máy khâu chúng ta cũng phải nhập. Nay quay về thị trường nội địa càng không dễ, TS Vũ Thành Tự Anh nói.

( Theo TPO)

Bài thuộc chuyên đề: 01/01/2009 Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Trọng tâm là khôi phục thị trường
  • Báo động tình trạng nhập siêu sớm quay trở lại
  • Kích cầu và câu chuyện đổi cũ lấy mới
  • Chiếm lĩnh thị trường nội địa, cách nào?
  • Chuyên gia kinh tế Pháp Giăng-Pi-ơ Rô-bin: Các nước phụ thuộc xuất khẩu lâm vào tình trạng ngày càng khó khăn
  • Doanh nghiệp thờ ơ với hàng rào kỹ thuật thương mại
  • Triển vọng xuất khẩu
  • “Quả bóng trong tay doanh nghiệp”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo