Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo hộ thương mại Mỹ "đe dọa" sự phục hồi kinh tế thế giới

Năm 2009, việc Mỹ liên tục sử dụng các biện pháp hỗ trợ thương mại đã gây ra tâm lý bất mãn mạnh mẽ nghiêm trọng cho các đối tác thương mại chủ yếu. Theo nhiều chuyên gia, hành động này của Mỹ đã “phủ mây đen” cho nền kinh tế thế giới.

 Sau khi tổng thống Obama lên nắm quyền, các chính sách kinh tế của ông đều lộ rõ màu sắc của chủ nghĩa bảo hộ. Ngày 17/2, TT Obama đã phê chuẩn gói kích cầu trị giá 787 tỷ USD, điều gây quan tâm trong đó là điều khoản kèm theo “Mua hàng Mỹ”, tức là yêu cầu các dự án nhận được sự hỗ trợ từ gói kích cầu phải sử dụng sắt thép và chế thành phẩm do Mỹ sản xuất. Điều này khiến cho các doanh nghiệp nước ngoài bị hạn chế, việc này cũng đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước trên thế giới.

Sau đó, các hành vi chủ nghĩa bảo hộ Mỹ lại có phần tăng lên. Ngoài việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ thương mại như chống phá giá, chống trợ cấp…, TT Obama còn phá vỡ thông lệ phủ quyết toàn bộ các hồ sơ bảo hộ đặc biệt trong nhiệm kỳ 8 năm về trước của cựu TT Mỹ G. Bush. Điển hình vào tháng 9, Mỹ đã đánh thuế phạt nặng đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài Trung Quốc, các hành vi bảo hộ thương mại Mỹ còn được tiến hành với hơn mười quốc gia và khu vực như Mexico, Hàn Quốc, Ý, Argentina, Indonesia, Nam Phi và Singapore…

Nguyên nhân Mỹ tung ra các chính sách bảo hộ thương mại

Trong suốt lịch sử thương mại Mỹ, bảo hộ thương mại và thương mại tự do về cơ bản là tiến hành thay thế cho nhau, mỗi khi nền kinh tế Mỹ đối mặt với khủng hoảng, chủ nghĩa bảo hộ thương mại thường xuyên leo thang.

Bảo hộ thương mại - Tin Kinh tế Năm 2009, Mỹ liên tục áp dụng các biện pháp bảo hộ, có hai nguyên nhân chính. Một mặt là muốn gây sức ép tới các tổ chức công đoàn. Tổ chức công đoàn là những người ủng hộ chủ yếu cho ông Obama vận động tranh chức tổng thống, còn công đoàn Mỹ từ trước tới nay lại luôn phản đối thương mại quốc tế, cho rằng thương mại quốc tế đã cướp đi các cơ hội việc làm trong ngành chế tạo Mỹ.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Tim Adams cho hay, các tranh chấp thương mại luôn tồn tại, trong bối cảnh tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng như hiện nay, các nhân vật chính trị sẽ có khuynh hướng thi hành các chính sách chủ nghĩa bảo hộ thương mại, cho dù điều này là “sách lược ưu đãi” cho nền kinh tế.

Mặt khác, chính phủ Obama hy vọng thông qua việc áp dụng các biện pháp chủ nghĩa bảo hộ thương mại, giảm thiểu được thâm hụt thương mại. Từ khi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, một biện pháp chủ yếu mà chính phủ Mỹ điều chỉnh kinh tế chính là giảm thiểu thâm hụt thương mại. Chính phủ Obama vừa làm đồng USD mất giá, vừa thi hành các chính sách chủ nghĩa bảo hộ thương mại.

Số liệu Bộ Thương Mại Mỹ cho thấy, trong 3 quý đầu năm nay, tổng kim ngạch thâm hụt thương mại Mỹ là 274,6 tỷ USD, giảm gần 50% so với cùng kỳ.

Gây nguy hiểm cho kinh tế thế giới

Các biện pháp chủ nghĩa bảo hộ thương mại mà Mỹ liên tục tung ra sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi cho sự phục hồi kinh tế thế giới.

Trước tiên, hành động “gắp lửa bỏ tay người” này sẽ gây ra hiệu ứng xấu cho toàn cầu, khiến chủ nghĩa bảo hộ leo thang trên phạm vi toàn thế giới. Chuyên gia nghiên cứu thương mại quốc tế đến từ Ngân hàng Thế giới WB - Tchad Bowen cho rằng, trong 3 quý đầu của năm 2009, các lời thỉnh cầu chủ nghĩa bảo hộ mà toàn cầu mới cung cấp tăng 30,3% so với cùng kỳ. Theo ông Bowen, những lời thỉnh cầu mới này muốn được phê chuẩn phải mất một năm nữa, bởi vì những rào cản thương mại mới sẽ tiếp tục tăng đến năm 2010, thậm chí có thể lâu hơn.

Thứ hai, nhiều chuyên gia cho rằng, chủ nghĩa bảo hộ thương mại là một kiểu ‘uống rượu độc giải khát’. Theo một báo cáo của WB, các hành vi bảo hộ thương mại trong thời gian ngắn có thể mang đến những thuận lợi nhất định cho những nước khởi xướng chủ nghĩa bảo hộ, nhưng về lâu dài sẽ cản trở nền kinh tế thế giới phồn thịnh, đặc biệt sẽ ảnh hưởng rộng tới các nước có thu nhập thấp và các nước đang phát triển, gia tăng nghèo khó cho các khu vực này.

Ngoài ra, các hành vi chủ nghĩa bảo hộ thương mại Mỹ sẽ gây tổn hại cho hệ thống thương mại quốc tế. Là cường quốc kinh tế và cường quốc thương mại hàng đầu thế giới, Mỹ có ảnh hưởng quan trọng trong quá trình đặt tiêu chuẩn và chế độ hệ thống thương mại quốc tế. Tại hội nghị tài chính G20 3 lần tổ chức tại Washington, London và Pittsburgh, các lãnh đạo tham gia đều nhấn mạnh cần phải cùng nhau phản đối chủ nghĩa bảo hộ, còn Mỹ lại không ngừng vi phạm cam kết, thi hành chủ nghĩa bảo hộ. Điều này chắc chắn sẽ mang đến những tác động tiêu cực cho hệ thống thương mại đa phương và Vòng đàm phán Doha của Tổ chức thương mại thế giới.

( Trang tin VN&QT)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com