Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá hàng hóa tăng vọt khi đồng đô la sụt giảm

Giá hàng hoá đã tăng vọt khi đồng đô la sụt giảm do những mối lo về lạm phát. Chỉ số Reuters/Jefferies CRB - thước đo được áp dụng phổ biến của các thị trường hàng hoá toàn cầu đã tăng 1.3% khi chỉ số này đã bứt phá lên mức 13.8% trong tháng 5 - mức tăng theo tháng mạnh nhất kể từ năm 1975.  


Theo ông Rob Kurzatkowshi - nhà phân tích hàng hoá của OptionsXpress, hàng hoá chắc chắn sẽ lên ngôi trở lại. Giá vàng, dầu và ngũ cốc dao động theo hướng đi lên khi đồng đô larớt giá xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng so với đồng Euro và đồng bảng Anh. Đồng tiền tệ này đã sụt giảm giá trị đáng kể từ tháng 3 khi các nhà đầu tư từ bỏ các tài sản tiền mặt và bước vào đầu tư các tài sản mạo hiểm hơn như cổ phiếu với hi vọng nền kinh tế sẽ có sự hồi phục. Thêm vào đó, họ cũng lo sợ rằng lượng tiền lớn mà Chính phủ bơm vào hệ thống tài chính có thể sẽ dẫn tới lạm phát. Tuy nhiên, đó lại là một thuận lợi cho các hàng hoá như vàng và dầu. Nhu cầu về vàng có xu hướng tăng khi đồng đô lasụt giảm do các nhà đầu tư tìm kiếm chốn đầu tư an toàn để đối phó với lạm phát có thể bùng lên khi tiền tệ mất giá. Dầu cũng được định giá theo sự thay đổi của đồng đô la, vì thế khi tiền tệ Mỹ sụt giảm giá dầu cũng sẽ rẻ hơn cho những khách hàng nước ngoài.


Các hàng hoá khác như ngũ cốc cũng có xu hướng tăng lên nhờ có tác động từ các số liệu khả quan về kinh tế và một triển vọng về nhu cầu ngày càng tăng. Ông Kurzatkowski cho biết “Dường nhưtất cả các kế hoạch cứu trợ và chi tiêu của Chính phủ đang bắt đầu phát huy tác dụng và chúng ta sẽ chứng kiến sức ảnh hưởng của nó lên các thi trường hàng hoá.”


Chính phủ đã hạ ước tính về mức giảm GDP trong quý đầu tiên từ mức ban đầu là 6.1% xuống 5.7%. Tuy nhiên, con số hiệu đính lại không lớn như những gì các nhà phân tích mong đợi. Trong khi một nhóm các nhà điều hành phụ trách thu mua ở khu vực Chicago đã thông báo một mức giảm hơn cả dự kiến trong các hoạt động kinh doanh của khu vực Trung Tây thì một báo cáo khác lại chỉ ra một mức tăng khả quan về niềm tin tiêu dùng trong tháng 5.


Vàng giao tháng 8 bứt phá thêm 17.10 USD và ấn định ở mức 980.30USD/oz tại sàn giao dịch hàng hoá New York. Kim loại quý này đã giành thêm 10% trong tháng 5, sau 2 tháng sụt giảm liên tiếp và mức tăng của năm tính đến thời điểm này đã là 10.9%. Bạc cho giao tháng 7 tăng 45% lên mức 15.61USD/oz, trong khi đó đồng hàng hoá cũng tăng 6.05 cent lên 2.1975 USD/Pao.


Tại Phố Wall, cổ phiếu dao động tăng trong một phạm vi nhỏ khi các nhà đầu tư xem xét các số liệu tổng hợp về kinh tế. Các nhà đầu tư đã lo ngại rằng mức tăng 3 tháng đáng kinh ngạc của thị trường này có thể đã được đánh giá quá cao và sự hồi phục của nền kinh tế thế giới sẽ không như những gì đã được kỳ vọng.


Giá dầu tiếp tục dao động mạnh tại sàn dao dịch Nymex với mức tăng lần đầu tiên trong nhiều tháng lên 66 USD/thùng khi các nhà đầu tư tiếp tục đánh cuộc với mức tăng về nhu cầu. Hiện tại giá năng lượng này đã gần gấp đôi mức thấp trong tháng 3 khi giá dầu giảm xuống mức kỷ lục 35 USD/thùng.


Mới đây, tổng thư ký của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC cho biết, giá dầu sẽ tiếp tục tăng tới cuối năm. Dầu nhẹ thô cho giao tháng 7 tăng 1.23 USD lên mức 66.31 USD/thùng. Giá dầu thô đã tăng 30% trong tháng 5. Dầu hàng hoá tăng 2.12 cent lên mức 1.8953 USD/galông trong khi hàng hóa dầu đốt tăng 4.71 cent lên 1.6776 USD/galông.

(Theo Bùi Huyền // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường trong nước bị bỏ quên
  • VN ngày càng thích nghi với thị trường quốc tế
  • Buôn lậu những mặt hàng "nóng" vẫn hoành hành trên tuyến biên giới
  • Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ giảm?
  • Các doanh nghiệp cần tiếp cận nét mới của thị trường Nga
  • Thương hiệu Mỹ: Xuống ở Mỹ và lên ở Trung Quốc?
  • Kích cầu tiêu dùng hàng nội - Dễ hay khó?
  • Hàng tiêu dùng ở Quảng Đông không an toàn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo