Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường bán lẻ Chờ thời cơ

 

Phong cách mua sắm tại các hệ thống siêu thị vẫn chưa có cơ hội tiếp cận với người tiêu dùng các quận, huyện ngoại thành. Ảnh chụp tại Siêu thị Co.opMart Cần Thơ.

Sau gần 4 tháng mở cửa hoàn toàn theo cam kết WTO của Việt Nam, thị trường bán lẻ trong nước vẫn chưa “nóng” lên như những dự đoán trước đây của nhiều người. Những khó khăn của nền kinh tế thế giới, xu hướng tiết kiệm chi tiêu của người tiêu dùng, những trở ngại của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường bản địa... là những nguyên nhân khiến thị trường bán lẻ còn khá trầm lắng.

“CỬA” ĐÃ MỞ, NHƯNG...


Từ ngày 1-1-2009 Việt Nam đã mở cửa thị trường bán lẻ đón các nhà phân phối nước ngoài. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đã khiến các nhà bán lẻ, nhà đầu tư nước ngoài tạm gác lại kế hoạch thâm nhập thị trường Việt Nam. Kinh tế khó khăn, thu nhập trung bình của người dân giảm kéo theo việc cắt giảm những nhu cầu chi tiêu chưa cần thiết. Điều này khiến thị trường bán lẻ trong nước chưa có cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị trường bán lẻ sôi động như dự báo trước đây. Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ cho thấy, từ đầu năm 2009 đến nay số lượng doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực bán lẻ trong nước với quy mô không lớn.

Theo nhận định của ông Lê Hồng Xuân, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tiếp thị Bến Thành (chủ sở hữu chuỗi Siêu thị Điện máy BestCarings), các tập đoàn bán lẻ nước ngoài sẽ chưa đổ bộ vào do còn phải giải quyết các vấn đề tài chính ở nước sở tại cũng như cần thời gian để nghiên cứu sâu sắc hơn về thị trường Việt Nam. Dự báo trong nhiều tháng tới, thị trường bán lẻ có nhiều khả năng chưa có những thay đổi lớn. Tác động của việc mở cửa toàn phần thị trường bán lẻ đối với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài theo cam kết WTO được dự báo sẽ chưa tạo ra những tác động sâu sắc đến thị trường bán lẻ trong nước. Tuy nhiên, khi nền kinh tế thế giới phục hồi, các nhà bán lẻ quốc tế tiếp tục các kế hoạch mở rộng đầu tư, thì tới đây thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh, mạnh.

Người dân đã có thói quen mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, nhưng chủ yếu là cư dân đô thị. Trong khi đó, chợ truyền thống và các cửa hàng bán lẻ nhỏ vẫn chiếm một vị trí chủ yếu trong thói quen mua sắm của phần lớn người tiêu dùng ở các huyện ngoại thành. Điều này sẽ có những tác động không nhỏ cho các nhà đầu tư khi lựa chọn đầu tư vào những dự án, trung tâm thương mại.

Theo chiến lược phát triển hệ thống chợ, siêu thị và trung tâm thương mại tầm nhìn đến năm 2020 của TP Cần Thơ, trên địa bàn thành phố sẽ có 110 chợ, 14 siêu thị và 17 trung tâm thương mại. Hiện nay, thành phố đã có 5 siêu thị đang hoạt động, kinh doanh khá hiệu quả, nhưng vẫn còn tập trung chủ yếu ở quận Ninh Kiều. Trong khi đó, sức tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm tại các quận, huyện ngoại thành khác cũng đang có xu hướng gia tăng. Hệ thống các chợ phần lớn chưa đáp ứng được các tiêu chí về nét đẹp văn minh đô thị, môi trường, xử lý rác...

Nhiều ý kiến của giới kinh doanh cho rằng, khi thị trường bán lẻ tăng tốc phát triển thì lợi thế vị trí sẽ là một trong những điều kiện quan trọng hỗ trợ đắc lực trong kinh doanh. Do đó, khoảng trống thời gian này là cơ hội rất tốt để các nhà đầu tư có vốn lâu dài nhanh tay lựa chọn các địa điểm có vị trí kinh doanh lý tưởng với mức giá hợp lý hơn.

MẶT BẰNG: TIÊU CHÍ QUAN TRỌNG

Trước đây, để tránh bị đánh thuế mặt tiền cửa hàng, người ta đã tạo ra kiểu nhà ống hẹp ngang, sâu. Nay, sự phát triển của thị trường đòi hỏi ngành bán lẻ phải có những mặt bằng mới, hiện đại và tiện dụng hơn, nhất là khi hình thức mua sắm từ các kênh bán hàng hiện đại dần trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng.

Ở TP Cần Thơ, nguồn cung mặt bằng bán lẻ đã bắt đầu có xu hướng giảm hơn so với cầu, nhất là những tuyến đường nội ô trung tâm thành phố. Khi thị trường địa ốc đang giảm nhiệt sẽ tạo ra cơ hội cho nhiều nhà đầu tư có nhu cầu thực hiện các dự án thương mại, góp phần mở rộng mặt bằng bán lẻ. Các gói kích cầu của Chính phủ trong thời gian vừa qua cũng là tín hiệu lạc quan đối với ngành kinh doanh bán lẻ khi thu nhập trung bình của người dân ngày càng được cải thiện, gia tăng sức mua.

Cần Thơ đang tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, các công ty, doanh nghiệp... nên có sự gia tăng dân số trẻ, dễ dàng tiếp nhận hình thức mua sắm mới, sự hiểu biết về sản phẩm ngày càng được nâng cao, nhất là trong lĩnh vực công nghệ số, điện tử, viễn thông... Đây chính là yếu tố vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của thị trường bán lẻ.

Để tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường bán lẻ khi hoạt động thương mại phát triển, mặt bằng kinh doanh sẽ là một trong những tiêu chí quan trọng. Nhận định của giới kinh doanh, TP Cần Thơ đang trở nên hấp dẫn giới đầu tư trong và ngoài nước bởi lực lượng dân số trẻ và tiềm năng phát triển kinh tế mạnh trong thời gian tới. Với bất kỳ một doanh nghiệp bán lẻ thì việc tìm được vị trí kinh doanh phù hợp luôn là mối quan tâm hàng đầu. Mặt bằng đẹp còn là yếu tố then chốt quyết định việc thu hút khách hàng, qua đó, đóng góp đáng kể vào hiệu quả kinh doanh của nhà bán lẻ. Vì vậy, một siêu thị có tầm cỡ phải tương xứng với những vị trí tốt nhất.

Tuy nhiên, “trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc bỏ vốn mở rộng cơ sở hạ tầng, cơ cấu hoạt động sẽ ảnh hưởng nhất định đến nhà đầu tư, nhất là những doanh nghiệp mới. Giá thuê đất ở một vài nơi quá cao khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ khó có thể thuê được mặt bằng như mong muốn” - ông Ngô Ngọc Dũng, chuyên viên cao cấp, bộ phận đầu tư Công ty cổ phần Đầu Tư-Phát Triển Saigon Co.op (SCID), nhận định.

Trước những khó khăn chung của nền kinh tế, sự hỗ trợ của chính quyền thành phố về mức giá đất cho thuê, đơn giản hóa quy trình phê duyệt hồ sơ, thủ tục đầu tư sẽ tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp bán lẻ nói riêng mạnh dạn đầu tư, kinh doanh lâu dài tại đây. Yếu tố này sẽ góp phần thúc đẩy ngành bán lẻ của thành phố phát triển, tương xứng với tầm cỡ của một trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của khu vực ĐBSCL.

 

 

(Bài, ảnh: TRIỀU DÂNG - cần Thơ online)

Bài thuộc chuyên đề: 01/01/2009 Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Các doanh nghiệp chưa biết phòng vệ thương mại
  • Doanh nghiệp xuất khẩu thêm nhiều cơ hội
  • Cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO
  • Doanh nghiệp Việt ngại cọ sát
  • Tìm cách để vượt “bão”
  • Thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản
  • Gian lận thương mại "nhấn chìm" kính nội
  • Nhà bán lẻ nước ngoài đang được “tiếp sức”?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo