Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường điện thoại di động năm 2009 sẽ giảm sút

Thị trường điện thoại di động (ĐTDĐ) thế giới sẽ chấm dứt chuỗi những năm tăng trưởng cực mạnh với kết quả doanh số bán trong năm 2009 sẽ giảm ít nhất 5%, lần suy giảm đầu tiên kể từ năm 2001. Đó là dự báo mới nhất của hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới – Nokia.

Dự đoán này bi quan hơn nhiều so với dự đoán do chính hãng này đưa ra hồi tháng 11, rằng thị trường ĐTDĐ sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm 2009.

Bi quan hơn Nokia, hãng phân tích chiến lược SA dự báo thị trường ĐTDĐ toàn cầu sẽ giảm 9% trong năm 2009, với chỉ 1,08 tỷ chiếc điện thoại cầm tay được tiêu thụ,

Mặc dù tiêu thụ ĐTDĐ toàn cầu năm 2008 tăng 3,5% so với năm trước, từ 1,14 tỷ chiếc lên 1,18 tỷ chiếc, song doanh số bán ĐTDĐ toàn cầu trong quý IV/08 giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2007, xuống 289 triệu chiếc, mức thấp nhất kể từ quý IV/2001, và các hợp đồng gửi hàng đã giảm 10% trong năm qua xuống còn 295 triệu đơn hàng. Đây là lần đầu tiên doanh thu bán hàng trong quý IV, vốn thường cao nhất trong năm, lại thấp hơn quý III. Không chỉ kinh tế khó khăn làm giảm nhu cầu mua ĐTDĐ mới, việc đồng tiền mất ổn định, cùng với tín dụng khả dụng bị hạn chế đã khiến tiêu thụ mặt hàng này không thể tăng theo thời vụ như lệ thường.

Đồng quan điểm với Nokia và SA, công ty nghiên cứu thị trường IDC nhận định, trong 6 tháng đầu năm 2009, thị trường ĐTDĐ vẫn rất khó khăn, và cả các nhà bán buôn và bán lẻ đều đối mặt với tình trạng ế ẩm. Các nhà kinh doanh ĐTDĐ sẽ chỉ có thể hy vọng vào sự hồi phục kể từ năm 2010.

Thị trường di động trị giá 190 tỷ USD đã hứng chịu một đợt khủng hoảng năm 2001 khi thị trường suy giảm 6%. Và trong thời điểm này, thị trường thiết bị cầm tay cũng đang đối mặt với nguy cơ tương tự. Theo các nhà phân tích, lần này, các hãng sản xuất di động sẽ còn khó khăn hơn lần trước,  bởi khi đó số người mua điện thoại mới để thay thế cái cũ chững lại nhưng doanh số thuê bao sử dụng lần đầu tiên vẫn tăng.

Lo ngại về nền kinh tế duy thoái đang khiến cho nhiều người tiêu dùng đang ngần ngại mua thêm điện thoại mới. Doanh số bán ĐTDĐ tại thị trường Châu Âu vốn là nơi mang lại doanh thu lớn cho các nhà sản xuất ước tính giảm mạnh trong năm 2008 và sẽ tiếp tục xu hướng này trong năm nay. Các nhà kinh doanh lúc này chỉ đặt hy vọng vào một số thị trường giàu tiềm năng là Bắc Mỹ và EMEA (châu Âu, Trung Đông, châu Phi), những nơi đã có mức tiêu thụ tăng tương ứng 70,1% và 25% trong năm 2008. Các nhà sản xuất di động đang hết sức lo sợ lượng hàng tồn kho có thể sẽ vượt quá mức cho phép.

Các hãng sản xuất điện thoại hàng đầu trên thế giới như Nokia, Samsung, LG và Apple đều đưa ra các dự báo về triển vọng kinh doanh ảm đạm trong năm 2009.

Giới kinh doanh chỉ còn hy vọng vào thị trường ĐTDĐ thông minh (cho phép người sử dụng lướt Web hay gửi và nhận thư điện tử). Đây là điểm sáng duy nhất trên thị trường ĐTDĐ lúc này. Năm 2008, tiêu thụ ĐTDĐ thông minh tăng 22,5% so với năm 2007.

(Theo Vinanet)

Bài thuộc chuyên đề: Tổng hợp thông tin dự báo kinh tế các nước và Thế giới 2009

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Cơ hội cho mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc khi tham gia ACFTA
  • Làm ăn với Nhật thời khủng hoảng
  • Không phải là bi kịch
  • Mở rộng hệ thống bán lẻ để chiếm lĩnh thị trường trong nước
  • Quản lý hàng gia công xuất khẩu : Vướng mắc về thanh khoản
  • Nới biên độ tỷ giá: Hàng nhập khẩu vẫn chưa thể tăng giá
  • Tiêu dùng thời suy thoái
  • Chiến dịch bán hàng nông thôn: Vực dậy sân nhà
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo