Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường đồ chơi tăng trưởng trong suy thoái

Mặc dù kinh tế thế giới suy giảm, nhưng các nhà sản xuất, kinh doanh đồ chơi trên thế giới vẫn hết sức lạc quan về thị trường. Tạp chí Playthings (chuyên ngành về đồ chơi tại Mỹ) xuất bản ngày 1-3-2009 đưa ra dự báo, đến năm 2013, tổng doanh thu của thị trường đồ chơi thế giới tăng 12,8%, đạt 62,2 tỉ đô la Mỹ.


Năm 2008, mặc dù kinh tế toàn cầu suy giảm nhưng thị trường đồ chơi vẫn đạt con số 55,1 tỉ đô la. Cũng theo tạp chí này, khủng hoảng khiến xu hướng mua sắm những loại đồ chơi đắt tiền có giảm đôi chút. Tuy nhiên, đồ chơi vẫn được tiêu thụ mạnh, vì trong khủng hoảng, thất nghiệp..., chơi sẽ là giải pháp tốt và cũng không đắt lắm để xả stress.


Như chưa hề có cuộc suy thoái


Tại Việt Nam, thị trường đồ chơi vẫn tăng trưởng đều. Ông Nguyễn Thanh Vũ, Giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty cổ phần Nam Hoa, chuyên sản xuất đồ chơi từ gỗ cao su với doanh số xuất khẩu hàng năm trên 5 triệu đô la Mỹ, cho biết kim ngạch xuất khẩu đồ chơi của Nam Hoa từ đầu năm đến nay tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. “Kim ngạch xuất khẩu của Nam Hoa vào thị trường Mỹ cho đến nay vẫn không giảm. Riêng trong năm tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường châu Âu và Nhật tăng hơn 20%. Với những thuận lợi như trên, mục tiêu đạt 6 triệu đô la Mỹ xuất khẩu như kế hoạch đề ra trong năm 2009 của công ty là hoàn toàn khả thi”, ông Vũ nói.


Bà Bùi Thị Minh Tú, Giám đốc Công ty TNHH Măng, sở hữu hệ thống cửa hàng đồ chơi Toy City, cho biết doanh số của công ty trong năm tháng đầu năm 2009 tăng hơn 20% so với năm 2008.


Lý giải về sự tăng trưởng trên, bà Tú cho hay, mặc dù trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế nhưng sức mua vẫn không giảm vì nhu cầu mua đồ chơi cho con cái đã khác trước nhiều. Người tiêu dùng hiện có khuynh hướng mua những loại đồ chơi đắt tiền, nhất là đối với các bậc phụ huynh trẻ. Thay vì trước đây mua nhiều loại đồ chơi thì nay người ta mua một cách có chọn lọc. Họ không mua những sản phẩm đồ chơi vô bổ mà chọn những sản phẩm hỗ trợ cho khả năng vận động, phát triển trí tuệ, nhận biết môi trường xung quanh… cho con em.


Bà Phạm Thị Phương Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Phương Nga, nhà phân phối các sản phẩm đồ chơi tại Việt Nam, kể: mùa Noel năm 2008 những nhà sản xuất kinh doanh đồ chơi đều chuẩn bị sẵn tâm lý chờ đón một kết quả kinh doanh tồi tệ. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng lại không đến nỗi bi quan như tưởng tượng. Hầu hết các doanh nghiệp đều đạt được kế hoạch như dự kiến, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn thành công hơn mong đợi.


Bà Thảo cho biết từ đầu năm 2009 đến nay, doanh số của Phương Nga tăng trên 15% so với cùng kỳ năm 2008. Các chủng loại đồ chơi hiện nay trên thị trường đa dạng về mẫu mã, giá cả… Do vậy người tiêu dùng có nhiều lựa chọn mua những món quà phù hợp với túi tiền của mình. “Trong khó khăn, khi cắt giảm chi tiêu, người tiêu dùng cắt giảm những nhu cầu xa xỉ của bản thân chứ không nở cắt giảm niềm vui của con cái”, bà Thảo nhận định.


Bên cạnh đó, do sự báo động của xã hội về những sản phẩm đồ chơi không an toàn trong thời gian gần đây nên người tiêu dùng bắt đầu quan tâm hơn đến những sản phẩm đồ chơi, chất lượng, có thương hiệu.


Sẽ còn tăng trưởng mạnh


Ông Nguyễn Trương Thanh Nguyên, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần chăm sóc Mẹ & Bé (MB Care Group), với ba thành viên là Thế giới đồ chơi, Mẹ & Bé và Thế giới Trẻ thơ có tổng cộng trên 50 cửa hàng đồ chơi, cho biết từ đầu năm đến nay tốc độ tăng trưởng của công ty là 30-40% so với cùng kỳ năm 2008. Riêng những ngày gần đây, nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6, doanh số bán hàng tại các cửa hàng tăng vọt 200-300% tùy cửa hàng.


Hiện nay MB Care đang đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống phân phối của mình. Ông Nguyên cho biết công ty mới mở một văn phòng giao dịch tại Hà Nội. Ngoài ra, theo dự kiến, trong năm nay MB Care sẽ mở thêm từ 15-20 của hàng đồ chơi trên toàn quốc.


Để mở rộng thị phần, từ ngày 15-6 tới, Công ty Măng sẽ hợp tác với hệ thống nhà sách Fahasa để đưa sản phẩm vào trong hệ thống phân phối của Fahasa. Và với tình hình kinh doanh như hiện nay, theo dự báo của các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối, thị trường đồ chơi tại Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn nữa trong dịp hè này cũng như cho đến cuối năm.


Trước đây chưa bao giờ Công ty Nam Hoa quan tâm đến thị trường trong nước. Tuy nhiên, khủng hoảng cũng là cơ hội để Nam Hoa có thời gian nhìn lại thị trường này, mặc dù các đơn hàng của các đối tác nước ngoài không hề giảm. Ông Vũ cho biết: “Nam Hoa vừa chọn Công ty Măng làm đối tác để phân phối các sản phẩm đồ chơi của Nam Hoa tại thị trường nội địa”.

(Theo Nguyễn Quân // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu cao su, thủy sản sang Trung Quốc gặp khó
  • Để chống hàng giả, hàng nhái
  • Đánh giá tác động của FTA ASEAN - EU tới một số ngành của Việt Nam
  • DN ô tô xin giảm thuế: Vì sao Bộ Tài chính lắc đầu?
  • Vì sao thị trường trong nước chậm lớn?
  • EC khuyến nghị: Việt Nam cần duy trì cải cách để tăng trưởng
  • Xây dựng thương hiệu hồ tiêu: Việc làm cần thiết
  • Nhiều “chiêu” gian lận thuế qua giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo