Cùng với 3 chỉ tiêu khác, Chính phủ vừa đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh giảm chỉ tiêu về xuất khẩu (XK) xuống còn 3% so với chỉ tiêu đề ra là 13% trong năm 2009. Đây là sự điều chỉnh giảm mạnh trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục suy thoái và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng lực XK của các DN trong nước. Hàng đi đã khó, việc thu tiền về lại càng khó hơn. Do việc thắt chặt tín dụng tại hệ thống tài chính nhiều nước đã tác động mạnh đến thanh toán quốc tế, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại của các DN. Tình trạng phổ biến là chiếm dụng vốn, trả chậm từ 3 - 6 tháng hoặc chây ì. “Nhưng điều làm cho DN quan tâm hơn là các chính sách về phi thuế, biện pháp bảo hộ được nhiều nước dựng lên để bảo vệ hàng hóa trong nước sẽ làm cho tình hình XK càng khó hơn”, ông Trần Quốc Mạnh, Giám đốc Công ty Cổ phần SADACO lo âu! - Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển: Phải liên kết chặt chẽ Cân bằng tiêu dùng hàng nội địa và xuất khẩuHàng may mặc XK của Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh gay gắt với hàng Trung Quốc trên thị trường các nước châu Âu và Mỹ
Khó khăn chồng chất...
Kinh tế suy thoái, nhiều mặt hàng XK được xem là đặc sản của Việt Nam hiện “được” người tiêu dùng các nước xem là xa xỉ và hạn chế mua sắm. Có thể liệt kê nhiều mặt hàng như rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản... Ông Lê Văn Ánh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả 1, cho biết trong khi các loại rau quả thông thường như dưa chuột, cà chua của miền Bắc vẫn bán chạy thì trái lại những loại quả dành để tráng miệng như dứa, vải... bị khách hàng từ chối. Và đây là những mặt hàng vẫn tồn đọng nhiều trong các tháng đầu năm.
Ngành đồ gỗ chế biến cũng lâm vào tình trạng tương tự. Người tiêu dùng các nước thắt chặt hầu bao chi tiêu đã khiến cho ngành lao đao sau một thời gian dài có tốc độ tăng trưởng vào loại cao bậc nhất. Tại tọa đàm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, các DN than nhiều về các thị trường trọng điểm bị thu hẹp, hàng hóa tồn đọng, đầu ra không chỉ giảm về giá và lượng mà còn khó XK... đang làm nhiều DN điêu đứng. Cùng với nhiều mặt hàng khác như hồ tiêu, cà phê, thủy sản... dự báo giá XK của ngành đồ gỗ sẽ giảm từ 20 - 30%.
Khẩn trương tìm cú “hích”
Trước những khó khăn trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết, Bộ Công Thương đã hoàn chỉnh Đề án “Đẩy mạnh XK và kiềm chế nhập siêu hàng hóa giai đoạn 2009-2010”. Theo đó, sẽ kiến nghị thực hiện giảm 30% số thuế thu nhập DN, tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực XK trong trường hợp DN chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán. Điều chỉnh thuế suất thuế XK đối với một số loại tài nguyên, khoáng sản theo hướng hạn chế XK, bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước...
Riêng về lĩnh vực tiền tệ, Bộ Công Thương đề nghị có những biện pháp cụ thể tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các DN; tiếp tục xem xét điều chỉnh giảm dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng; điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản phù hợp để hỗ trợ DN sản xuất; kiến nghị xem xét điều chỉnh áp dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống phù hợp theo mức lãi suất hiện hành; không phạt do quá hạn đối với DN nhỏ và vừa gặp khó khăn... Thực hiện những giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản, quan điểm của bộ trước hết phải quan tâm đến việc tiêu thụ nông sản của một số ngành hàng có lượng hàng hóa lớn và sản xuất tập trung như: lúa gạo, thủy sản... Hỗ trợ DNXK theo phương thức giao hàng tại kho ngoại quan; hỗ trợ đầu tư công nghệ sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản... để giúp nông dân giảm thất thoát, tiêu thụ hiệu quả nông sản hàng hóa.
Việc liên doanh, liên kết của các DN thời gian qua phải nói là hết sức lỏng lẻo, manh mún, không tin nhau và vẫn còn tình trạng mạnh ai nấy làm. Tình trạng này phổ biến ở tất cả các ngành, từ nhỏ cho đến quy mô. Có thể khẳng định mỗi DN chỉ mạnh mỗi khâu, chuyên nghiệp ở một lĩnh vực nào đó nhưng hiện phổ biến là các DN ôm đồm tất cả dễ dẫn đến sức cạnh tranh XK của DN trong nước kém so với những DN trong khu vực. Thông tin về thị trường, dự báo cũng là khâu mà chúng ta rất yếu nhưng công việc này là của các ngành chức năng. Tôi nghĩ cùng với các giải pháp khác, việc tháo gỡ triệt để 2 gút thắt vốn tồn đọng dai dẳng từ lâu này sẽ giúp cải thiện tình trạng XK đang ảm đạm hiện nay.
- Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Long 1 Lý Ngọc Minh: Quan tâm phát triển thị trường nội địa
Các nước phụ thuộc vào XK sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Việc quan tâm phát triển thị trường nội địa không phải là nhiệm vụ trước mắt mà với chúng tôi là chiến lược lâu dài. Chủ lực kinh doanh của công ty là sản xuất gốm sứ cao cấp với hơn 98% dành cho XK, hiện chúng tôi đặt lại mục tiêu chỉ dành 40% cho XK. Trên đường về sân nhà, chúng tôi đã xác định 4 điểm văn hóa chiến lược và 4 giải pháp xâm nhập thị trường đầy tiềm năng này. Bốn điểm văn hóa chiến lược đó là: Chủ trương bán cái có không bán cái không; giá do thị trường quyết định; phải có cái hơn người và luôn cố gắng trong giới hạn kiểm soát. Riêng với 4 giải pháp xâm nhập thị trường nội địa, chúng tôi sẽ phải cơ cấu lại mặt hàng và giá cả; phổ biến thông tin đại chúng; đưa hàng đến gần người tiêu dùng và nghiên cứu sản xuất phù hợp với tình hình mới...
Theo số liệu của Vụ Thống kê, ước 5 tháng đầu năm 2009, XK của Việt Nam đạt hơn 22,8 tỷ USD, giảm gần 7% so với cùng kỳ. Nhiều mặt hàng giảm mạnh là cao su giảm 49%, dầu thô giảm 44%, gốm sứ giảm 24%, gỗ và những sản phẩm từ gỗ giảm 19%... Ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước khẳng định, để tự cứu mình và góp một phần công sức tạo công ăn việc làm cho người lao động, các DN phải quay về với “sân nhà” trong việc nỗ lực kích thích sự yêu chuộng sử dụng hàng trong nước của người tiêu dùng. Với lực lượng dân số ước khoảng 86,5 triệu người, trong đó tỷ lệ trẻ chiếm đa số sẽ là thị trường đầy tiềm năng mà một thời gian dài chưa được các DN khai thác.
Khẳng định tầm quan trọng của thị trường nội địa, Bộ Công Thương đã kiến nghị thực hiện một loạt các kiến nghị vừa trực tiếp lẫn gián tiếp bao gồm những giải pháp mấu chốt, như đẩy mạnh đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở khu vực nông thôn; Phát triển mạnh các hệ thống phân phối bảo đảm vừa phát triển ổn định, vừa bền vững... Đây là công việc lâu dài nhưng cần thiết phải làm ngay khi chúng ta đã bỏ mặc thị trường này cho hàng hóa nước ngoài tự tung tự tác. Ông Xuân cho biết hiện Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc triển khai chương trình kích cầu hàng tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước và khai thác thị trường nội địa với nguồn ngân sách dự kiến hơn 45 tỷ đồng.
(Theo Binhduongonline)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com