Nhiều nhận định cho rằng, khu vực nông thôn chiếm đến 70% thị trường vốn đã từng bị lãng quên bởi chính những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có tiếng trong nước. Chỉ đến khi xuất khẩu gặp khó khăn do kinh tế thế giới suy thoái, nhiều doanh nghiệp Việt Nam quay về với thị trường nội địa thì thị trường nông thôn mới được để mắt đến. * Khách hàng dễ tính bị bỏ quên Chợ Xuân Bắc (xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc) sáng ngày 2-6 khá nhộn nhịp, tuy nhiên, hàng hóa ở đây rất đơn điệu. Các tiệm tạp hóa vẫn trung thành với một số nhãn hiệu liên doanh có mạng lưới phân phối tốt: P&G, Unilever... và lác đác có vài nhà sản xuất Việt Nam thuộc hàng chất lượng cao như: đường Biên Hòa, Vinacafé, Tường An, Kinh Đô... Chị Phượng, một tiểu thương kinh doanh lâu năm ở đây, cho biết: "Việc lấy hàng khá đơn giản, tiếp thị của những nhãn hiệu lớn như hóa mỹ phẩm Sunsilk, Clear, Omo, Sunlight... mang hàng đến tận chỗ, thu tiền tận nơi. Còn các loại bánh kẹo và gia vị thì lâu lâu mình đi lấy một lần ở các thành phố lớn. Khách hàng nông thôn rất dễ chịu, có gì bán nấy, họ sẽ mua theo túi tiền và không đòi hỏi nhiều". Không thể phủ nhận, theo xu thế chung, vài năm gần đây hàng Việt Nam bắt đầu quay lại chiếm lĩnh thị trường, kể cả thị trường nông thôn. Tuy nhiên, ở khu vực thị trường rộng mở này, ngoài các chợ lớn ở các thị trấn, thị tứ đông dân thì đa phần các chợ vùng nông thôn xa, hàng hóa bày bán ở dạng rất đơn giản. Ông Phùng Xuân Quang, Trưởng ban Quản lý chợ xã Đồi 61 (huyện Trảng Bom), nhận định: "Hàng hóa ở chợ còn rất đơn điệu, chỉ phổ biến ở một vài chủng loại nhất định. Trong đó, hàng Việt Nam chiếm khoảng 60%. Tuy nhiên, hàng Việt Nam bán ở chợ đa phần là hàng gia công không có thương hiệu. Những thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao vẫn chưa có mặt ở đây nhiều". Ông Trần Văn Triều, Trưởng ban Quản lý chợ trung tâm thị trấn Định Quán, cho biết: "Hàng Việt Nam có mặt ở thị trường nông thôn khoảng 60 - 70%, còn lại là hàng Trung Quốc và một vài nước khác. Tuy nhiên, những thương hiệu có tên tuổi của Việt Nam dường như vẫn bỏ quên thị trường này. Đơn cử như chợ Định Quán, hàng may mặc, giày dép Việt Nam bày bán khá nhiều, nhưng toàn là hàng gia công nhỏ lẻ, chỉ có mỗi một thương hiệu Việt khá uy tín và được người dân tin dùng là giày dép Bitis". * "Khát" khuyến mãi Một điều dễ nhận thấy là ở nông thôn, người tiêu dùng rất ít khi được tham gia các chương trình khuyến mãi vốn diễn ra rất thường xuyên ở đô thị. Chị Huỳnh Minh Thủy, một người tiêu dùng ở Xuân Lộc, nói: "Từ trước tới nay đi mua hàng, mình rất ít khi nhận được khuyến mãi. Nhiều khi xem ti vi thấy quảng cáo mua món này, món kia được tặng quà, song ra chợ mua thì người bán nói không có, vậy là thôi". Chị Nguyễn Thị Thanh, nhà ở thị trấn Định Quán, bày tỏ: "Mỗi khi có điều kiện, khá nhiều người nội trợ ở chỗ mình đi xe buýt xuống mua đồ ở các siêu thị Biên Hòa vì hàng hóa được khuyến mãi, hạ giá rất nhiều, mua sắm rất hứng thú. Ở quê, dù là các chợ lớn, người tiêu dùng rất hiếm khi được tham gia các hoạt động khuyến mãi hay bán hàng hạ giá". Người tiêu dùng nông thôn còn dễ bị "bắt nạt" Ông Lê Xuân Trường, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đồng Nai, nhận định: "Người tiêu dùng ở nông thôn còn dễ tính và dễ bị... "bắt nạt". Bằng chứng là các khiếu nại về sản phẩm kém chất lượng ở khu vực này không nhiều, mặc dù hàng hóa kém chất lượng thường tập trung ở thị trường nông thôn. Người tiêu dùng nông thôn đa phần chưa ý thức được quyền lợi của mình, dù họ chịu rất nhiều thiệt thòi. Chẳng hạn, tình trạng phân bón kém chất lượng hay thuốc trừ sâu giả là những ví dụ sinh động. Một nguyên nhân khác nữa làm người tiêu dùng nông thôn còn e dè là vì chưa có người hướng dẫn cách khiếu nại chất lượng hàng hóa và dịch vụ cho họ, trong khi hội cũng chưa xây dựng được hệ thống văn phòng ở các địa phương". Ông Trường cho biết thêm, hiện Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Đồng Nai đang phối hợp với các hội nông dân để tuyên truyền, hướng dẫn các nội dung của Nghị định 55 về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xuống cho nông dân. Chương trình này đã thực hiện tại một số địa phương, như: Long Khánh, Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch, Xuân Lộc... và sẽ tiếp tục làm ở các địa phương khác. Doanh nghiệp chưa làm tốt khâu phân phối Ông Châu Minh Nguyện, Phó giám đốc Sở Công thương, nhận xét: "Về khả năng tiếp thị và thiết kế các kênh phân phối hàng về nông thôn thì phải thừa nhận, chỉ một số mặt hàng liên doanh của các công ty, tập đoàn đa quốc gia là làm tốt và bài bản. Còn các doanh nghiệp trong nước, có thể do quá chú tâm vào xuất khẩu hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm nên hệ thống chân rết trong phân phối hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế dù nhu cầu tiêu dùng ở nông thôn ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là ở các địa phương có thu nhập bình quân đầu người khá cao như Đồng Nai. Vấn đề là phân phối, còn nhu cầu và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam theo tôi là rất lớn. Nếu phân phối tốt, chúng ta đã không gặp những bài học ngô nghê như sốt giá ảo ở các mặt hàng: gạo, thép, xi măng... mặc dù hàng hóa không hề thiếu". Theo ông Nguyện, Nhà nước chỉ tạo cơ chế, còn doanh nghiệp phải tự khắc phục điểm yếu này để khai thác thị trường nông thôn tốt hơn theo cách của mình. Ông Nguyện cũng phân tích, việc thực hiện gói kích cầu 3 cho khu vực nông thôn trong 1 tháng qua cũng là một ví dụ sinh động cho sự yếu kém của các thương hiệu Việt trong phân phối vì dù đã được Bộ Công thương bật đèn xanh, song ở rất nhiều địa phương, nông dân không biết đi đâu để mua hàng Việt vì kênh phân phối của nhiều nhà sản xuất thiết bị, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng... chỉ hạn hẹp trong một số địa bàn. Theo ông Cường, sắp tới, một số ý tưởng về phát triển thị trường nông thôn cũng sẽ được đưa ra bàn bạc và thực hiện. Trong đó cần thiết nhất là các chương trình mang hàng Việt về với nông dân. Cụ thể, một số thương hiệu hàng tiêu dùng Việt Nam sẽ được mời tham dự chương trình bằng cách tổ chức bán hàng tập trung tại nông thôn, qua đó thăm dò thị trường giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện xác định hàng hóa của mình có được thị trường nông thôn đón nhận hay không để tính toán phát triển mạng lưới phân phối của mình. Ông Cường cũng cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam khá hào hứng với các chương trình xúc tiến này.Hàng may mặc thị trường nông thôn: đơn điệu với hàng gia công không thương hiệu và hàng Trung Quốc.
Chợ Thanh Sơn (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán) cũng tương tự. Hóa mỹ phẩm và thực phẩm ở đây đa phần là hàng Việt Nam và hàng liên doanh. Riêng hóa mỹ phẩm, đến 80% là hàng liên doanh với nước ngoài với những nhãn hiệu bình dân quen thuộc thường được quảng cáo trên truyền hình. Riêng quần áo, đồ gia dụng, đồ chơi... thì phân hẳn thành 2 cấp: hàng Trung Quốc (giá nhỉnh hơn do mẫu mã đẹp hơn) và hàng Việt Nam chất lượng thấp (phần lớn là hàng gia công) với tỷ lệ khoảng 50 - 50.Hàng mỹ phẩm và thực phẩm phục vụ thị trường nông thôn: hàng liên doanh chiếm đa số.
Vì đặc trưng thị trường nông thôn là phân phối nhỏ lẻ, dàn trải và ít tập trung nên người dân hiếm khi được hưởng các chương trình bán hàng giảm giá, khuyến mãi hay tặng kèm. Ông Nguyễn Minh Trung, Trưởng ban Quản lý chợ 13 (xã Phú Lập, huyện Tân Phú), nhận định: "Người tiêu dùng nông thôn rất hiếm khi được hưởng các chương trình khuyến mãi hay chăm sóc khách hàng từ các nhà sản xuất tên tuổi. Nói theo cách nào đó, người tiêu dùng nông thôn đang chịu khá nhiều thiệt thòi khi mua sắm hàng hóa".
* Bỏ rơi thị trường nông thôn quá lâu
Ông Đinh Hùng Cường, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại (Sở Công thương), cho biết trước nay, công tác xúc tiến thương mại "bỏ rơi" thị trường nông thôn đã từ lâu, mỗi năm chỉ có vài xe hàng lưu động xuống bán ở nông thôn vào dịp tết. Chỉ từ đầu năm 2009 đến nay, xúc tiến thương mại ở thị trường nông thôn mới được quan tâm, và mới có một số ý tưởng về vấn đề này. Theo đó, một khoản kinh phí khoảng 450 triệu đồng đã được trích ra từ nguồn kinh phí xúc tiến thương mại năm 2009 để dành riêng cho việc phát triển thị trường nông thôn với các nội dung: hội thảo, huấn luyện, quan sát... nhằm mục đích trang bị kiến thức về mua - bán, thị trường, chất lượng hàng hóa nông sản... cho nông dân.
Gia Hân
(Theo Vi Lâm // Báo Đồng Nai)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com