Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường sữa Nghịch lý tồn tại như… có lý

Việt Nam là một nước đang phát triển, còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, GDP thấp..., nhưng người dân lại phải mua những hàng hoá thiết yếu phục vụ sinh hoạt hằng ngày với giá đắt nhất thế giới! Nghịch lý này đã tồn tại nhiều năm qua...


Giá trên trời


Chị Vân Anh, ở Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) phàn nàn: Trước 30/4, chị mua cho con một vỉ 4 hộp sữa tươi có đường của Vinamilk giá 16.000 đồng, sau 30/4 thì giá của loại sữa này đã tăng lên 18.000 đồng/vỉ 4 hộp. Tương tự, nhiều loại sữa thời gian qua đã tăng giá rất nhanh.


Đầu tháng 3, các mặt hàng sữa XO của Tập đoàn Namyang Hàn Quốc điều chỉnh giá tăng thêm 9%. Ngày 4/3, Hãng sữa Abbott cũng đồng loạt tăng giá 37 mặt hàng với mức tăng thêm 4%. Với tỉ lệ tăng giá này, các sản phẩm sữa hộp tăng thêm 5.000 - 30.000 đồng/hộp tùy trọng lượng. Các hãng khác ngấp nghé tăng theo như Friso Gold đã được điều chỉnh tăng từ 325.000 lên 340.000 đồng/hộp 900gr.


Tại Hội thảo “Người tiêu dùng chọn sữa thông minh”, TS. Hồ Tất Thắng - Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cho biết, giá sữa trong nước liên tục tăng từ năm 2007 đến nay và hiện đang ở mức cao nhất thế giới.
 

Người tiêu dùng phải mua sữa giá cao mà vẫn không yên tâm về chất lượng.

Trong khi giá nguyên liệu sữa trên thế giới đang giảm (giảm 40% so với thời điểm cao nhất năm 2008), thuế nhập khẩu sữa giảm, nhưng giá sữa bán lẻ của Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất thế giới, khoảng 1,4 USD/lít trong khi ở các nước Âu, Mỹ chỉ 0,5 - 0,9 USD/lít, Trung Quốc chỉ 1,1 USD/lít.

Lợi nhuận cao, chất lượng mập mờ


Kết quả khảo sát của Vinastas thực hiện tháng 9/2008 với 20 mẫu/20 loại sữa/15 cơ sở chế biến cho thấy, đã phát hiện 10/20 mẫu (chiếm 50%) không đạt tỷ lệ đạm như công bố; 6/20 mẫu chiếm 30% tỷ lệ đạm rất thấp (dưới 10%); 4/20 mẫu chiếm 20% tỷ lệ đạm cực thấp (dưới 2%) và một mẫu đạm 0,5% trên nhãn lại ghi 24%.

Chất lượng mập mờ như thế nhưng lợi nhuận của các hãng sữa thu được lại khổng lồ. Theo tính toán của Cố vấn trưởng dự án bò sữa Việt - Bỉ, ông Raf Somers, lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh sữa bột tại Việt Nam rất lớn, dao động từ 22% - 86%.

Theo ông Hồ Tất Thắng, với mức giá nguyên liệu nhập khẩu như hiện nay thì 1kg sữa bột đã bổ sung các chất vi lượng và khoáng chất về đến Việt Nam giá vào khoảng 70.000 - 80.000 đồng. Thế nhưng, các doanh nghiệp trong nước bán với giá 150.000 - 170.000 đồng/hộp 900 gram. Các doanh nghiệp nước ngoài bán với giá “cắt cổ” hơn: 350.000 - 400.000 đồng/hộp 900 gram.

Tuy nhiên, theo một chuyên viên quản lý thị trường, giá sữa nguyên liệu nhập khẩu (theo hóa đơn) chỉ 20 nghìn đồng/kg, nhập về bán ngay với giá 60 nghìn đồng/kg. Mỗi lần doanh nghiệp thường nhập trên 300 tấn. Nếu làm một phép tính đơn giản, thì mỗi lần nhập sữa nguyên liệu về doanh nghiệp đã có tiền tỷ trong tay.

Ngoài tầm kiểm soát

Liên quan tới việc giá sữa Vinamilk tăng 2.000 đồng/vỉ 4 hộp, ông Trần Bảo Minh - Phó Tổng giám đốc Vinamilk - khẳng định: “Vinamilk không hề tăng giá sản phẩm nhưng có thể mặt hàng đó bán chạy nên các đại lý tự ý tăng giá. Việc tăng giá này nằm ngoài tầm kiểm soát của Vinamilk”. Giải thích của Vinamilk thoạt nghe thì có lý nhưng thực tế Vinamilk có thể kiểm soát được hệ thống đại lý của mình. Nếu đại lý nào tăng giá, Vinamilk có thể ngừng cung cấp hàng.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, một chuyên viên quản lý thị trường cho biết: Hiện đang chờ Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính đưa ra mức giá trần chuẩn, trên cơ sở đó Cục Quản lý thị trường sẽ triển khai kiểm tra đồng loạt trên cả nước. Như vây, trong khi chờ có mức giá chuẩn thì túi tiền của người tiêu dùng tiếp tục bị móc.

Điều này chứng minh cách quản lý của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ và quá cồng kềnh trong cơ chế, nên không giám sát hữu hiệu được việc làm giá của các nhà sản xuất và phân phối. Các khâu sản xuất, phân phối nhiều cấp vì lợi nhuận đã đẩy giá cao vượt giá thực của nó cho người tiêu dùng. Chính việc quản lý lỏng lẻo không chỉ đẩy giá sữa lên cao mà chất lượng sữa cũng bị thả nổi…

Trong lúc chờ cơ chế, chờ sự “ra tay” của các cơ quan chức năng thì người tiêu dùng vẫn “vừa dùng, vừa run”./.

(Báo TNVN)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Nhập siêu từ Trung Quốc: “Trọng bệnh cần lắm thuốc”
  • Một cách nhìn khác về xuất khẩu
  • Doanh nghiệp xuất khẩu quay về sân nhà: Nói thì dễ...
  • 6 nhận xét từ việc tiêu thụ trong nước tăng trở lại
  • Giá hàng hoá thế giới tăng 14% trong tháng 5
  • Trở thành nhà cung ứng thay vì chỉ xuất khẩu
  • Điều chỉnh chiến lược kinh doanh: Doanh nghiệp trong nước hướng về... “sân nhà”!
  • "Châu Á phải giảm phụ thuộc vào xuất khẩu"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo